Xét nghiệm đường huyết là việc làm đầu tiên để bạn biết rằng mình có mắc bệnh tiểu đường hay không? Sau đó là bảng chỉ số tiểu đường, cách xem bảng chỉ số tiểu đường chuẩn nhất là như nào?
Tiểu đường là gì?
Đái tháo đường (Tiểu đường) là một căn bệnh ngăn cản cơ thể của chúng ta chuyển hóa năng lượng từ thức ăn. Tình trạng đái tháo đường xảy ra khi:
- Tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin. (Insulin là một hóc môn tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng).
- Tuyến tuỵ có sản xuất insulin, tuy nhiên insulin này lại không có hoạt động tốt. Tình trạng này hay còn được gọi là kháng insulin.
Các loại tiểu đường thường gặp
Tiểu đường tuýp 1

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/tieu-duong-tuyp-1-la-nang-hay-nhe
Tiểu đường tuýp 2
Khác với thể tiểu đường túp 1, tiểu đường tuýp 2 trước kia được gọi là bệnh đái tháo đường của người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.

Đây là thể bệnh phổ biến nhất, gặp nhiều nhất ở người trên 40 tuổi và có xu hướng dần trẻ hóa. Số bệnh nhân ở thể này chiếm đến 90 – 95% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Bệnh không có những triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân khó phát hiện.
xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/tieu-duong-tuyp-2-la-nang-hay-nhe
Chỉ số tiểu đường là gì?
Chỉ số tiểu đường hay chỉ số xét nghiệm tiểu đường là con số biểu thị lượng đường có trong máu người được xét nghiệm.
Bình thường chỉ số đường huyết ở người bình thường là 3.9-6.4 mmol/L. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ dao động tùy theo từng thời điểm đo (kết quả Glucose huyết (Gl) đo được có sự khác nhau đôi chút giữa nhiều tài liệu), có 3 thời điểm mà chỉ số đường máu có sự dao động, cụ thể:
- Trước bữa ăn: Glucose máu từ 3.9-7.0 mmol/L.
- Sau bữa ăn từ 1 tới 2 tiếng: Glucose máu < 11 mmol/L.
- Buổi tối trước khi đi ngủ: Glucose máu vào khoảng 6.0-8.3 mmol/L.
Đo chỉ số tiểu đường chính xác bằng cách nào?
Đo chỉ số đường huyết lúc đói
Kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói thường được thực hiện vào sáng sớm khi bạn vừa mới ngủ dậy hoặc sau khi bạn đã nhịn ăn sau 8 tiếng. Lúc này sẽ cho ra kết quả chính xác nhất của lượng đường trong máu.
Đo lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ
Đường huyết sau ăn là một giá trị phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một lượng thực phẩm nhất định.
Thông thường đối với người khỏe mạnh, sau khi ăn 2h, đường huyết sẽ giảm xuống dưới 140 mg/dL. Tuy nhiên, nếu sau ăn mà chỉ số này không giảm mà còn tăng lên cao hơn 140 mg/dL thì nguy cơ bạn bị tiểu đường.

Sử dụng máy đo đường huyết

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết đến từ nhiêu thương hiệu khác nhau. Ưu điểm của máy đo đường huyết chính là độ tiện lợi, sử dụng dễ dàng và thời gian cho r kết quả nhanh và mức độ chính xác lên tới 99%.
Do đó, sắm một chiếc máy điện tử đo đường huyết sẽ rất tiện lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Đến cơ sở y tế hoặc phòng khám để xét nghiệm tiểu đường
Cách cuối cùng cũng là cách chuẩn nhất, nếu như bạn không tự tin việc tự đo chỉ số đường huyết một mình tại nhà thì có thể tìm đến các cơ sơ y tế hoặc phòng khám uy tín để được bác sĩ kiểm tra và thực hiện đo đường huyết cụ thể.

xem thêm; https://suagluzabet.com.vn/dau-hieu-tieu-duong-thai-ki
Cách cuối cùng nếu như bạn không tự tin việc tự đo chỉ số đường huyết một mình tại nhà thì có thể tìm đến các cơ sơ y tế hoặc phòng khám uy tín để được bác sĩ kiểm tra và thực hiện đo đường huyết cụ thể.
Cách xem bảng chỉ số tiểu đường chuẩn nhất

Các chỉ số xét nghiệm bạn nhận được sau khi thực hiện sẽ giúp cho các bác sĩ đưa ra chẩn đoán phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn. Dẫu vậy bạn cũng biết cách đọc và hiểu các chỉ số này để tự theo dõi sức khỏe của bản thân.
Với bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ ý nghĩa từng ký tự trên tờ giấy xét nghiệm bảng chỉ số tiểu đường. Chúc bạn sức khoẻ tốt và đừng quên truy cập website Gluzabet http://suagluzabet.com.vn để đọc thêm những bài viết về những tình trạng bệnh tiểu đường và nhận nhiều ưu đãi đến từ sữa Gluzabet Nutrition nhé!
Gluzabet xin cảm ơn quý độc giả!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?