Bệnh tiểu đường ăn trứng được không?

Trứng là một loại thực phẩm dinh dưỡng, nguồn protein dồi dào tốt cho sức khoẻ. Vậy “Bệnh tiểu đường ăn trứng được không?” hãy cùng Gluzabet tìm hiểu bài viết ngày hôm nay nhé!

Ot chuong 11 3

Dinh dưỡng từ một quả trứng

Trong trứng có thành phần là lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng, trong đó tập trung phần chủ yếu của các chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.

Trứng - Nguồn dinh dưỡng dồi dào
Trứng – Nguồn dinh dưỡng dồi dào

Nguồn vitamin và chất khoáng trong trứng rất tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt… tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K).

Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng đỏ, lòng trắng có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để sản xuất năng lượng của cơ thể.

Bệnh tiểu đường ăn trứng được không?

Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) công nhận trứng là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Đó là bởi vì trong thành phần của một quả trứng lớn chứa khoảng nửa gram carbohydrate, vì vậy, nó không có khả năng làm tăng đường huyết.

Mặc dù trong trứng chứa hàm lượng cholesterol cao – Một quả trứng lớn chứa gần 200 mg cholesterol, nhưng điều này không gây ra ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của người bệnh.

Nồng độ cholesterol cao trong máu cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nhưng chế độ ăn kiêng cholesterol không mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng đối với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường là nhận thức và giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim khác.

Những lợi ích mà trứng đem lại đối với bệnh nhân tiểu đường

Một quả trứng nguyên chất chứa khoảng 13g protein. Trứng cũng là một nguồn kali tuyệt vời, hỗ trợ sức khỏe thần kinh và cơ bắp. Kali giúp cân bằng nồng độ natri trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trứng có nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như luteincholine.

Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, ăn trứng giúp bổ sung choline. Hoạt chất này tốt sự phát triển não bộ của thai nhi.
Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, ăn trứng giúp bổ sung choline. Hoạt chất này tốt sự phát triển não bộ của thai nhi.

Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, ăn trứng giúp bổ sung choline. Hoạt chất này tốt sự phát triển não bộ của thai nhi.

Lutein bảo vệ chống lại bệnh tật, và choline được cho là cải thiện sức khỏe của bộ não. Lòng đỏ trứng có chứa biotin, rất quan trọng cho tóc, da và móng khỏe mạnh, cũng như sản xuất insulin.

Trứng gà thả chứa nhiều omega-3, là chất béo có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.

Trứng cũng giúp cân đối vòng eo. Một quả trứng vừa (44g) chứa 63 calo và 4 gram chất béo, chỉ bằng 1,5 gram chất béo bão hòa. Trứng rất linh hoạt, có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với sở thích.

Có thể ăn kết hợp cùng với cà chua, rau bina (rau chân vịt)  hoặc các loại rau khác.

21

Rau bina cùng bơ và trứng
Rau bina cùng bơ và trứng
Bữa sáng nhanh chóng và đầy đủ chất dinh dưỡng với trứng
Bữa sáng nhanh chóng và đầy đủ chất dinh dưỡng với trứng

Sau đây là những ý tưởng tuyệt vời đến những người tiểu đường khi sử dụng trứng:

Các mốc thời gian luộc trứng chuẩn nhất!
Các mốc thời gian luộc trứng chuẩn nhất!
  • Trứng luộc chín vừa (8-9 phút) là một lựa chọn tuyệt vời để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng, hãy thực hiện một đợt vào đầu tuần. Không tốn quá nhiều thời gian cho một bữa sáng dinh dưỡng.
  • Ăn 1 – 6 quả trứng mỗi tuần sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cholesterol kể cả với những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao.
  • Mua trứng giàu omega-3 có tác dụng chống viêm rất tốt.

Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng trứng chỉ nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Người mắc tiểu đường ăn trứng như nào là đúng cách

Bữa sáng đóng vai trò quan trọng đối với người tiểu đường. Nó đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể trong một ngày dài. Song song với đó, trứng là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng, có thể kể đến là protein, omega-3, kali, selen, vitamin D,  lutein, biotin, zeaxanthin, cholin… Do đó, thời điểm ăn trứng tốt nhất là vào buổi sáng.

Nếu như mắc tiểu đường, người bệnh ăn trứng tối đa 3 lần/tuần (6 quả/tuần), nhiều hơn quá cũng không tốt. Ăn trứng gà ta sẽ bổ dưỡng và có lợi hơn so với trứng gà công nghiệp hoặc trứng vịt. Nên ăn trứng buổi sáng tốt nhất, nên hạn chế ăn trứng vào khung giờ từ 20h trở đi.

Ot chuong 14 2

Ngoài ra bạn nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng để nạp trọn vẹn đầy đủ chất dinh dưỡng. Lòng trắng chứa nhiều đạm, lòng đỏ chứa nhiều chất béo nhưng lại giàu chất chống oxy hoá

Không có một loại thực phẩm nào người bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Trứng cũng vậy. Bạn hoàn toàn có thể thêm trứng vào chế độ ăn của mình mà không cần băn khoăn tiểu đường có nên ăn trứng không. Thay vào đó hãy chú ý đến cách ăn và lượng trứng bạn sẽ ăn mỗi ngày.

Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào trị dứt điểm căn bệnh tiểu đường. Do đó người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế tác hại của bệnh xuống mức thấp nhất. Có thể hạn chế triệu chứng bệnh bằng thuốc, tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh tự ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe và có chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.

Về vấn đề dinh dưỡng, ngoài sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe thì người bệnh nên sử dụng thêm sữa tiểu đường Gluzabet hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Sản phẩm sữa được sản xuất từ dây chuyền công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Mỹ.
Sản phẩm sữa được sản xuất từ dây chuyền công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Mỹ.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn trứng được không. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn và người thân sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về trứng cũng như cách bổ sung trứng cho người tiểu đường sao cho hợp lý. Chúc bạn xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và kiểm soát được lượng đường huyết luôn ổn định.

Nếu bạn đọc cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage Gluzabet để được tư vấn hoặc để lại thông tin tại đây được giải đáp và xem nhiều bài viết liên quan tới tiểu đường!

Gluzabet xin trân thành cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá post

Trả lời