Liệu bệnh tiểu đường có lây không và lây qua đường nào?

Hiện nay trên nước ta, bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Căn bệnh tưởng chừng không gây nguy hiểm gì nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hằng ngày của các bệnh nhân, đặc biệt là gây ra nhiều biến chứng khá nghiêm trọng.

Vậy căn bệnh tiểu đường này là bệnh gì và bệnh tiểu đường có lây không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan cho các bạn về vấn đề trên.

Bệnh tiểu đường có lây không? Kiến thức chung về bệnh tiểu đường

Trước khi giải đáp về việc bệnh tiểu đường có lây không, chúng ta cần tìm hiểu xem về cơ bản bệnh tiểu đường là gì? Có thể hiểu rằng tiểu đường là căn bệnh do cơ thể không sử dụng glucose đúng cách. Đây là loại đường chính có trong máu, là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp đến những tế bào trong cơ thể để hoạt động.

Insulin giống như là chìa khóa chính để giúp mở cửa các tế bào để glucose có thể thuận tiện đi vào và tạo ra năng lượng. Vì vậy, tuyến tụy cần phải tạo ra đủ hormone insulin và sử dụng một cách hiệu quả insulin này.

Còn đối với người bị bệnh tiểu đường, cơ thể không thể tự tạo ra insulin hoặc là insulin không được hoạt động đúng cách, khiến cho glucose bị kẹt lại ở trong máu. Việc này làm gia tăng lượng đường trong máu và gây ra bệnh.

Tổng quan về căn bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)
Tổng quan về căn bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Về bệnh tiểu đường ta phân thành 2 loại chính là:

  • Bệnh tiểu đường type 1: Đối với dạng bệnh type 1 này, hệ thống của miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy đi những tế bào có trong tuyến tụy giữ nhiệm vụ tạo insulin làm cho cơ thể không thể sản sinh ra đủ insulin theo đúng nhu cầu.
  • Bệnh tiểu đường type 2: Ở dạng type 2 này, tuyến tụy vẫn có thể tạo insulin nhưng cơ thể đã bị kháng insulin và không thể sử dụng nó hiệu quả.

Sự thật về căn bệnh tiểu đường có lây không?

Về vấn đề bệnh tiểu đường có lây không thì theo các chuyên gia câu trả lời là “không”. Căn bệnh tiểu đường này là tình trạng của rối loạn chuyển hóa ở bên trong cơ thể và hoàn toàn không lây. Bệnh này không thể lây truyền từ người này sang người khác bằng những cái hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp, hoặc qua đường máu.

Chính vì vậy, bạn sẽ không mắc bệnh tiểu đường chỉ bởi lây nhiễm bệnh từ người đã bị bệnh khác hoặc truyền bệnh cho mọi người xung quanh.

Bệnh tiểu đường hoàn toàn không phải là căn bệnh lây lan (Nguồn: Internet)
Bệnh tiểu đường hoàn toàn không phải là căn bệnh lây lan (Nguồn: Internet)

Xem thêm : #1 Người bị bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?

Một số lầm tưởng nhiều người về bệnh tiểu đường lây lan

Tuy đã giải đáp được thắc mắc về bệnh tiểu đường có lây không, nhưng vẫn có nhiều người hiểu lầm về căn bệnh này lây lan qua một số con đường sau:

Lây qua các con đường tiếp xúc

Bệnh tiểu đường có lây không? Có lây bằng con đường tiếp xúc không?

Bạn nên nhớ rằng bệnh tiểu đường không thể lây lan từ người này sang người khác bằng con đường tiếp xúc, bởi căn bệnh này không phải do virus, vi khuẩn hay là nấm gây ra.

Những ai sống trong gia đình có thể cùng mắc chung một căn bệnh, chính điều này khiến cho nhiều người nghĩ rằng tiểu đường lân lan qua các đường ăn uống, hô hấp.

Phải nói rằng đây là suy nghĩ sai lầm, nguyên nhân chính là do sống cùng gia đình sẽ có chung thói quen sinh hoạt, ăn uống giống nhau và tiến triển của tiểu đường bị ảnh hưởng khá nhiều vì những thói quen này. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân khác là do tiểu đường có thể di truyền.

Bệnh tiểu đường không lây qua các con đường tiếp xúc nhưng có thể bị di truyền (Nguồn: Internet)
Bệnh tiểu đường không lây qua các con đường tiếp xúc nhưng có thể bị di truyền (Nguồn: Internet)

Lây nhiễm bằng đường máu

Khác với những bệnh như HIV/AIDS, viêm gan… bệnh tiểu đường không hề lây truyền bằng đường máu, do bệnh tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa, nó không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Cho nên bạn có thể hoàn toàn nhận máu từ bệnh nhân tiểu đường mà không cần lo mình sẽ mắc bệnh theo.

Sản phẩm từ Sữa Gluzabet :

Mua ngay sản phẩm : Sữa gluzabet 400g

Lây nhiễm bằng con đường tình dục

Căn bệnh tiểu đường là do sự rối loạn chuyển hóa của insulin bên trong cơ thể, chứ không phải vì nhiễm khuẩn hay bởi virus gây nên, vì vậy không lây khi quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng khá lớn đến đời sống quan hệ vợ chồng, bởi nó có khă năng suy giảm sinh lý.

Từ những luận chứng trên, chúng ta có thể kết luận rằng bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua con đường nào cả. Nhưng đây là căn bệnh có yếu tố di truyền, đặc biệt là các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường đang trong thai kỳ thì đứa bé sinh ra có khả năng cao bị tiểu đường. 

Các mẹ bầu bệnh tiểu đường khi mang thai có khả năng cao đứa bé sẽ bị bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)
Các mẹ bầu bệnh tiểu đường khi mang thai có khả năng cao đứa bé sẽ bị bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Bài viết liên quan dành cho người tiểu đường

Benh tieu duong tuyp 2 kieng gi
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không
Tieu duong tuyp 2 song duoc bao lau

Những cách phòng ngừa căn bệnh tiểu đường

Sau khi đã biết được rằng bệnh tiểu đường có lây không thì bệnh này không hề lây, nhưng chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về cách phòng ngừa về căn bệnh “khó chịu” này để luôn giữ sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.

Về cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở type 1 thì hiện nay không có cách nào để ngừa ra, thậm chí là không ai biết được người nào sẽ bị mắc bệnh còn người nào thì không. Riêng đối với type 2 thì lối sống chính là yếu tố chính làm gia tăng khả năng mắc bệnh, do đó để hạn chế khả năng bị tiểu đường type 2, bạn nên:

Hạn chế các thức ăn và đồ uống có lượng đường cao

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống chứa lượng đường cao như nước trái cây, nước ngọt, bánh kem và các món chế biến có nhiều đường sẽ khiến tăng cân quá đà, làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đọc thêm : Người tiểu đường có ăn được bánh AFC không?

Tăng cường những hoạt động thể chất

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hạn chế dành thời gian cho những hoạt động không lành mạnh và ít hoạt động như chơi game, xem TV, chơi điện thoại… Duy trì thói quen sẽ giúp bạn có cuộc sống lành mạnh và giảm nguy cơ bị tiểu đường.

Tập thói quen ăn uống lành mạnh

Bạn nên ăn những thực phẩm ít béo, giàu chất dinh dưỡng như sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây và các phẩm sữa và protein nạc. Đặc biệt, sản phẩm sữa Gluzabet được đặc chế cho người bị tiểu đường và cả những người chưa bị bệnh, đây là sản phẩm sữa đã được bộ Y tế công nhận tốt cho sức khỏe.

Sữa Gluzabet là sản phẩm cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thế dùng cho cả người bệnh tiểu đường và cả người không bệnh (Nguồn: Internet)
Sữa Gluzabet là sản phẩm cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thế dùng cho cả người bệnh tiểu đường và cả người không bệnh (Nguồn: Internet)

Hy vọng thông qua bài viết về bệnh tiểu đường có lây không sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh tiểu đường này hơn. Có vài hiểu lầm về bệnh tiểu đường và các thông tin sai lệch này đôi khi sẽ khiến nhiều người kỳ thị và đối xử không đúng với người mắc bệnh. Vì vậy, hiểu rõ bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh đúng cách.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sữa Gluzabet, hãy truy cập trang web sau để tìm được sản phẩm chính hãng, với nhiều ưu đãi và mức giá vô cùng hợp lý.

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI DRAGON

  • Hotline: 0395.362.662
  • Trang web: https://suagluzabet.com.vn/
  • Địa chỉ: Số 3 ngõ 112/15/38 Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Bài viết liên quan :

Hình ảnh bàn chân tiểu đường
Bút tiêm tiểu đường giá bao nhiêu
Thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường

5/5 - (1 bình chọn)