Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?

Nhiều người lo lắng về bệnh tiểu đường và không biết bệnh tiểu đường có mấy cấp độ, gồm những giai đoạn nào? Vậy nên bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc tới bạn đọc, hãy cùng theo Gluzabet nhé!

Bệnh tiểu đường có bao nhiêu cấp độ?
Bệnh tiểu đường có bao nhiêu cấp độ?

Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?

Tiểu đường là bệnh mạn tính, đặc biệt ở tiểu đường type 1 có ranh giới không rõ ràng. Tuy nhiên tiểu đường type 2, tiểu đường sẽ được chia là 4 cấp độ sau:

1. Tiểu đường giai đoạn đầu

2. Tiểu đường giai đoạn tiến triển

3. Tiểu đường khó kiểm soát

4. Tiểu đường giai đoạn cuối

Đặc điểm từng cấp độ tiểu đường:

  • Tiểu đường giai đoạn đầu

Tiểu đường giai đoạn đầu hay còn được biết với tên gọi tiền tiểu đường, khi lương đường huyết trong máu tăng cao hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa tới ngưỡng được xem là tiểu đường. Ở giai đoạn này kéo dài khoảng 2-5 năm, trong giai đoạn đầu này thì người bị tiền tiểu đường có thể duy trì đường huyết bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh và xây dựng tháp dinh dưỡng ngay từ giai đoạn đầu để dứt điểm nhanh chóng.

Triệu chứng ở tiểu đường type 2 giai đoạn đầu khá mơ hồ, nhưng bạn có phát hiện những vùng da tối màu ở chân, nách, cổ,.. và tiểu đêm thường xuyên thì bạn nên đi khám ngay, vì có lẽ đó là những dấu hiệu đầu tiên của tiểu đường type 2 giai đoạn đầu.

  • Tiểu đường giai đoạn tiến triển

Trong giai đoạn này cơ thể đã bắt đầu tình trạng không thể bù trừ kháng insulin, tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin và hậu quả là đường huyết tăng cao trên giới hạn cho phép: đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11.1 mmol/l, HbA1c ≥ 7%. Khi này, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường (thường xuyên thấy khát, đi tiểu nhiều, ăn nhiều, nhanh đói, sụt cân không rõ nguyên nhân, da khô ngứa, chân tay tê, mờ mắt, vết thương lâu lành…) và buộc phải dùng thuốc để điều trị.

  • Tiểu đường khó kiểm soát

Đến giai đoạn 3 của bệnh tiểu đường, tình trạng kháng insulin tăng cộng thêm tuyến tụy ngày càng suy kiệt khiến chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao. Người bệnh buộc phải dùng nhiều thuốc hạ đường huyết cùng lúc để điều trị, thậm chí nhiều trường hợp phải chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

Đặc biệt trong giai đoạn này, các biến chứng tiểu đường trên mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân đã xuất hiện rõ rệt. Vì vậy, mục tiêu điều trị trong giai đoạn 3 không đơn thuần là hạ đường huyết mà phải hướng tới việc cải thiện biến chứng và phòng biến chứng tiến triển nặng.

  • Tiểu đường giai đoạn cuối

Đúng như tên giai đoạn, bệnh nhân đẩy sức khoẻ lên giai đoạn cuối thì “vô phương cứu chữa”. Giai đoạn cuối bệnh tiểu đường chính là khi các biến chứng bệnh tiểu đường trở nặng. Một số biến chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối như:

– Biến chứng mắt:

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc (về mắt) tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa người lớn tại Mỹ. Bệnh được đặc trưng ban đầu bởi vi phình mạch của mao mạch võng mạc (nền tảng bệnh võng mạc) và sau đó là tân sinh mạch máu (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng điểm. Không có triệu chứng hoặc dấu hiệu sớm, nhưng mờ điểm, bong thủy tinh thể hoặc bong võng mạc, và sau cùng mất thị lực một phần hoặc toàn bộ; tỷ lệ tiến triển là thay đổi cao.

– Biến chứng thần kinh:

Tổn thương vi ngoại thần kinh
Tổn thương vi ngoại thần kinh

Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt dễ mắc biến chứng thần kinh do tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh:

+ Tổn thương thần kinh ngoại vi: Người bệnh có cảm giác kiến bò, tê, bỏng rát… ở chân và tay.

+ Tổn thương thần kinh thực vật: Hệ thần kinh thực vật kiểm soát huyết áp, chi phối hoạt động hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Người bệnh tiểu đường tổn thương thần kinh thực vật dễ gặp phải các biến chứng như tụt huyết áp, đổ mồ hôi, nôn, buồn nôn, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện táo hoặc lỏng, lãnh cảm, rối loạn chức năng sinh dục,…

– Biến chứng về thận:

Hình ảnh so sánh giữa thận người khoẻ mạnh và thận người tiểu đường
Hình ảnh so sánh giữa thận người khoẻ mạnh và thận người tiểu đường

Do thường xuyên phải lọc máu với nồng độ đường glucose trong máu cao khiến thận dễ gặp phải các vấn đề như suy giảm chức năng thận, tổn thương màng lọc cầu thận,… Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, lâu dần sẽ dẫn tới suy thận mãn tính.

Theo thông tin trên Cổng thông tin Điện tử Bộ Y tế, với các biến chứng thận, có đến 20 – 30% bệnh nhân đái tháo đường phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Việc điều trị về sau rất tốn kém.

Cách làm chậm tiến triển bệnh tiểu đường

Giai đoạn đầu:

Đối với giai đoạn của người tiền tiểu đường thì việc sử dụng thuốc là không cần thiết. Người bệnh có thể dùng các cách khác như điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường việc tập thể dục thể thao.

Theo nhiều các bác sĩ khuyến cáo, người ngay từ đầu biết tiền tiểu đường nên hạn chế ăn nhiều tinh bột, đường và chất béo xấu thấp nhất có thể. Thay vào đấy nên ưu tiên bổ sung rau xanh, các loại hạt, hải sản, cá,.. vào khẩu phần ăn. Ngoài ra nên sử ngủ đủ giấc, tránh stress và không dùng những hoạt chất kích thích như caffein, nicotine,…

Giai đoạn tiến triển:

Giai đoạn tiểu đường tiến triển vẫn nên áp dụng như giai đoạn đầu, kết hợp tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Nếu có điều kiện, người bệnh nên kiểm tra đường huyết mỗi tuần từ 4-6 lần/tuần để kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu và ghi lại để đánh giá tổng quan tình trạng sức khoẻ mỗi tuần, từ đó kịp thời điều trị tình trạng bệnh tình.

Giai đoạn khó kiểm soát:

Trong giai đoạn thứ 3 này, mục tiểu chính là kiểm soát, ngăn ngừa trường hợp biến chứng tiểu đường và ổn định đường huyết. Do đấy, bệnh nhân nên thăm dò bác sĩ về chỉ số đường huyết ở thời điểm này để theo dõi hằng ngày, đồng thời mỗi 1 tháng nên đi tái khám tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu lạ cũng nên báo ngay cho bác sĩ, tránh trường hợp dấu bệnh để tình trạng trở nên phức tạp và khó chữa hơn.

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng sữa tiểu đường. 

Bạn chọn sữa tiểu đường gì? Chúng tôi chọn sữa tiểu đường GLUZABET!

Sữa non Gluzabet – Sữa non dùng dành riêng cho người mắc bệnh tiểu đường nhằm giúp Ổn định Đường Huyết. Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để bổ sung năng lượng, hoạt động thể chất, tăng sức đề kháng cho người bệnh. Đồng thời nó còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường phát triển. Trên thực tế, nếu ai không mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn sử dụng sữa Gluzabet thì có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế tối đa tình trạng giảm đường huyết một cách hiệu quả.

2 ly Gluzabet mỗi ngày - Đẩy lùi đái tháo đường nhanh chóng
2 ly Gluzabet mỗi ngày – Đẩy lùi đái tháo đường nhanh chóng

Sữa tiểu đường Gluzabet là một trong ít sản phẩm sữa hạ và ổn định đường huyết được thử nghiệm trên bệnh nhân thật trước khi đưa ra thị trường với tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt lên đến 90.6%. Và với việc theo dõi hàng ngàn bệnh nhân sử dụng thực tế sản phẩm cho thấy hơn 95% người bệnh sử dụng sản phẩm hài lòng với kết quả/chi phí mà sản phẩm mang lại.

Giai đoạn cuối:

Điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối khá khó khăn, đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ để làm sao kéo dài thời gian sống và tăng chất lượng sống cho người bệnh. Do giai đoạn này, hệ tiêu hóa của người bệnh đã bị ảnh hưởng nhiều nên các loại thức ăn dễ tiêu sẽ được ưu tiên. Nếu người bệnh có suy tim, suy thận, chế độ ăn sẽ phải giảm muối, giảm chất béo và kiểm soát nghiêm mặt lượng protein (chất đạm) ăn hàng ngày. Đặc biệt, gia đình cần động viên tinh thần cho người bệnh, giúp họ có thêm động lực điều trị và chống chọi với bệnh tật.

Người tiểu đường nên chú ý những điều sau
Người tiểu đường nên chú ý những điều sau

Vậy câu hỏi của quý độc giả đã được giải đáp qua bài viết của Gluzabet, rất mong có thể mang tới nhiều thông tin hữu ích khác tới bạn đọc về tiểu đường.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website chính hãng sữa tiểu đường Gluzabet: http://suagluzabet.com.vn

Gluzabet xin cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá post

Trả lời