“Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?” Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây có tính nóng, như: nhãn, mít, sầu riêng… do có hàm lượng đường khá cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu, điều này không hề tốt cho sức khoẻ người tiểu đường. Cùng Gluzabet giải đáp thắc mắc về vấn đề trên nhé !
Nên ăn loại trái cây nào khi mắc tiểu đường?
xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/tieu-duong-co-may-tuyp
Khi bị tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân nên chú ý nắm rõ tầm quan trọng của mức tiêu thụ carbohydrate. Carb là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nhưng với những người tiểu đường thì tuyệt đối không nên ăn quá 200 gram Carb mỗi ngày. Bởi vì khi bạn hấp thụ nhiều lượng carbs sẽ chuyển hóa thành đường, tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Hoa quả chứa một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khi đáp ứng nhu cầu bảo đảm sức khỏe của bạn và có tác dụng đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài những trái cây giày chất dinh dưỡng, tốt cho bệnh nhân như: Bưởi, lê, áo, ổi, cam, dâu tây,… thì người bệnh nên lưu ý những loại tái cây sau để tránh tăng đường huyết cho tình trạng sức khoẻ mình!
xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/nguoi-tieu-duong-nen-an-trai-cay-gi
Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Sầu riêng
Sầu riêng chứa nhiều kali. Trong cơ thể, kali đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cân bằng và kiểm soát, điều chỉnh làm ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe cũng như phòng ngừa các vấn đề về tim mạch.

Mặc dù sầu riêng mang lại nhiều lợi ích đáng kể đối với sức khỏe, tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường HẠN CHẾ ăn sầu riêng vì:
- Nằm trong nhóm thực phẩm có lượng đường cao: Hai loại đường chính có trong sầu riêng là đường glucose và fructose. Nếu bị tiểu đường, việc tiêu thụ quá nhiều sầu riêng trong một lần ăn có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
- Thực phẩm có tính nóng: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, sầu riêng được coi là một loại thực phẩm có tính nóng. Vì vậy, ăn sầu riêng quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nóng với những biểu hiện như táo bón, nhiệt miệng, đau họng, …
Mít
Mít là thực phẩm có chỉ số GI từ 50-60, GL trung bình từ 13-18 thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI & GL trung bình. Với các chỉ số GI và GL như trên, khi ăn mít với lượng phù hợp sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.
Tuy nhiên, trung bình trong mỗi quả mít thường chứa khoảng 150 – 155 calo. Trong đó, có khoảng 92% lượng calo đến từ carbs ở dạng đường fructose và glucose. Đây là những loại đường tự nhiên dễ bị hấp thụ và có thể làm đường huyết tăng lên. Do đó, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc sử dụng mít với lượng vừa phải để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Thời gian thích hợp để người tiểu đường là sau 1-2 giờ khi đã ăn xong bữa chính. Không nên ăn mít lúc đói để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, hạn chế ăn mít vào buổi tối vì trong mít chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ gây khó tiêu, khó chịu và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Xoài chín

Trong 100 gram xoài chín tươi chứa khoảng 13,7 gram đường (lượng đường khá cao), nếu sử dụng xoài chín không phù hợp có thể gây tăng đường huyết.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, trong xoài cũng có chứa nhiều thành phần khác tốt cho sức khỏe như các Vitamin B6, E, K, Folate, Kali, Magie, Photpho, chất xơ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường trí nhớ…
Đối với người bệnh tiểu đường, nếu muốn ăn xoài chín thì chỉ nên ăn một miếng xoài nhỏ khoảng 10 gramvà nên ăn vào bữa phụ, cách xa bữa ăn chính. Khi ăn xoài người bệnh cũng nên chú rằng, không ăn khi đang bị tiêu chảy vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và không nên ăn lúc đói.
Vải
Trái vải có chỉ số đường huyết là 57 (thuộc nhóm trung bình). Do đó, khi ăn vải, đường glucose sẽ được giải phóng chậm rãi và ổn định, không gây ra tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. Nhưng nếu ăn quá nhiều trái vải có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Chuối chín
Với câu hỏi “người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì” thì chuối chín chính là loại quả đầu tiên mà bệnh nhân cần tránh mà không phải là hạn chế như những loại trái cây trên.

Chuối là một loại trái cây có lượng đường cao, đặc biệt khi chuối đã chín kỹ. Nếu bạn đang trong một chế độ ăn giảm carbohydrate để kiểm soát đường máu thì cần thận trọng với loại hoa quả này. Một quả chuối có thể chứa tới 22 gram carbohydrate, dễ gây dư thừa đường cho cơ thể. Tuy nhiên đây là loại quả giàu chất xơ, vitamin, các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Do đó người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn một quả chuối nhỏ chuối mỗi ngày nhưng không nên chọn chuối chín kỹ vì hàm lượng đường cao.
Dưa hấu
Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng ăn dưa hấu bởi dưa hấu là loại trái cây có chỉ số đường huyết cao với GI > 70, có thể gây tăng đường huyết nếu người bệnh tiểu đường ăn không đúng cách hoặc ăn quá nhiều.

Thế nhưng, dưa hấu vẫn mang đến nhiều tác dụng khác cho sức khỏe. Trong dưa hấu có chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như Vitamin A, vitamin B1, B6, Kali, Magie,.. Hơn hết, trong dưa hấu còn có một hoạt chất chống oxy hóa có tên gọi là Lycopene, đã được chứng minh có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của insulin trong cơ thể.
Thời gian thích hợp đối với người bệnh tiểu đường khi ăn trái cây

Thời gian ăn trái cây rất quan trọng, đặc biệt với những người bị tiểu đường. Vì vậy cần lưu
- Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều
- Ăn trái cây sau bữa ăn chính ít nhất là 2 giờ, vì lúc này ăn trái cây sẽ không làm được huyết của người bệnh tăng lên đột ngột
- Mỗi ngày người tiểu đường chỉ nên ăn 2-3 loại trái cây, và ăn đúng lượng với yêu cầu của bác sĩ
- Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn cả quả thay vì uống sinh tố, hay nước ép, vì nước ép giúp hấp thụ chất tốt hơn, nhanh hơn sẽ làm tăng đường huyết
Cách ăn trái cây để không tăng huyết áp cho người tiểu đường
Nên ăn trái cây tươi, tuyệt đối không nên sử dụng trái cây khô, đóng hộp
Bởi lượng đường trong trái cây đã bị cô đặc. Khi quyết định sẽ sử dụng loại hoa quả khô hay đóng hộp, bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm để xem lượng đường trong thực phẩm là bao nhiêu? Hãy lưu ý rằng đường trong hoa quả khô sẽ có nhiều tên gọi khác nhau trên nhãn, nó bao gồm đường mía, đường nghịch đảo, chất làm ngọt ngô, dextran, và xi-rô ngô fructose cao.

Không nên dùng nhiều nước ép trái cây
Khác với trái cây nguyên quả, nước ép trái cây chứa hàm lượng lớn đường và ít chất xơ. Hơn nữa, đường trong nước ép trái cây chủ yếu là đường Fructose nên làm tăng nguy cơ bị béo phì và tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Vì vậy, người bệnh nên ăn trái cây tươi, trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép trái cây.
Lưu ý khi dùng trái cây đóng hộp: Hoa quả khô, đóng hộp đã trải qua quá trình chế biến nên dễ làm tăng lượng đường trong máu. Bạn nên xem kĩ bảng thành phần trước khi quyết định lựa chọn.

Cùng Sữa Gluzabet tìm hiểu cũng như chăm sóc sức khoẻ cho người măc bệnh tiểu đường, rất nhiều thông tin bổ ích cũng như chương trình ưu đãi tại : https://suagluzabet.com.vn
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết tại đây: http://suagluzabet.com.vn
Chủ đề bài viết ngày hôm nay đã trả lời thắc mắc của bạn đọc, mong rằng bài viết này có ích cũng như chia sẻ thông tin này đến người thân của bạn để phòng – ngừa “căn bệnh thế kỉ”!
Gluzabet xin chân thành cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?