Tiểu đường thai kỳ gây ra tình trạng lượng đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để hiểu rõ hơn câu hỏi bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?, hãy cùng Gluzabet theo dõi bài viết này nhé!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy đường và tinh bột từ thức ăn thành glucose để sử dụng làm năng lượng. Lúc này, tuyến tụy tạo ra một loại hormone gọi là insulin giúp cơ thể điều chỉnh ổn định lượng glucose trong máu.
Khi mắc tiểu đường, cơ thể người bệnh không tạo đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách, do đó, đường không được tiêu thụ sẽ đọng lại trong máu. Việc có quá nhiều đường trong máu gây nên bệnh lý tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ là một nhánh của tiểu đường, trong đó người bị bệnh là phụ nữ mang thai. Căn bệnh này được chẩn đoán là sẽ hết sau khi sinh từ 1 đến 3 tháng.

Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?
Vậy bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, suy thận và mù lòa.
Những người mang thai thường được kiểm tra tiểu đường thai kỳ khi mang thai từ tuần thứ 24 đến 28. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Dù tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh con nhưng nếu đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường về sau.
Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, tiểu đường thai kỳ có thể gây những hậu quả xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị sớm.
Các biến chứng với thai nhi
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, em bé của bạn có thể tăng nguy cơ:
- Cân nặng lúc sinh quá mức. Nếu lượng đường trong máu của mẹ cao hơn mức tiêu chuẩn, điều này có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn. Trẻ sơ sinh rất lớn – nặng từ 4kg trở lên – có nhiều khả năng bị chèn ép trong ống sinh, bị thương khi sinh hoặc cần sinh mổ.
- Sinh sớm (non tháng). Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh trước ngày dự sinh, hoặc có thể khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã lớn.
- Khó thở nghiêm trọng. Trẻ sinh ra sớm có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
- Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Trẻ sinh ra có nguy cơ bị hạ đường huyết. Những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến bé bị co giật. Cho ăn nhanh chóng và đôi khi truyền dung dịch đường tĩnh mạch có thể đưa lượng đường trong máu của em bé trở lại bình thường.
- Béo phì và tiểu đường loại 2 trong tương lai. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 sau này khi lớn lên.
- Thai chết lưu. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến cái chết của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh.

Xem thêm:
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giá bao nhiêu?
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở thai phụ:
- Cao huyết áp và tiền sản giật. Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.
- Sinh mổ. Mẹ có nhiều khả năng sinh mổ do thai to hoặc sinh sớm.
- Bệnh tiểu đường trong tương lai. Nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thì có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai tiếp theo và có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 khi già đi.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Không có gì đảm bảo khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ – nhưng mẹ càng có nhiều thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu mẹ bầu đã từng bị tiểu đường thai kỳ, những lựa chọn lành mạnh này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lần nữa trong những lần mang thai sau này hoặc phát triển tiểu đường loại 2 trong tương lai.
- Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo và calo, tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
- Tập thể dục: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể hạn chế phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm:
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?
Câu trả lời cho “Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?” là hoàn toàn có thể. Phụ nữ mang thai nên học cách phòng ngừa và duy trì sức khỏe tốt để đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh và không bị biến chứng. Gluzabet hy vọng bài viết này đem lại được những thông tin hữu ích cho mẹ và gia đình. Mẹ hãy đón đọc các bài viết bổ ích khác về tiểu đường thai kỳ nhé!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?