Các cách tính chỉ số tiểu đường

Việc biết cách tính chỉ số tiểu đường khi bạn đang có nguy cơ, dấu hiệu mắc tiểu đang hoặc đang bị tiểu đường là điều rất cần thiết. Để tìm hiểu điều đó, Gluzabet xin mời quý bạn đọc về chủ đề hôm nay nhé!

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết tại Việt Nam, khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường; hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận….

Cách tính chỉ số tiểu đường
Cách tính chỉ số tiểu đường

Chỉ số tiểu đường là gì?

Chỉ số tiểu đường (hay còn gọi là chỉ số đường huyết) được viết tắt là GI (glycemic index), đây là chỉ số phản ánh lượng đường có trong máu sau khi chúng ta sử dụng các thực phẩm giàu đường, chất béo,… Chỉ số tiểu đường được thể hiện ở 3 mức: thấp, bình thường và cao. Nếu người bệnh có chỉ số thấp thì được chẩn đoán bị hạ đường huyết, cao là bệnh tiểu đường và bình thường là tạm ổn định.

 

Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

Lượng đường bình thường trong máu có thể dao động một chút tùy thuộc vào loại xét nghiệm được sử dụng, nhưng sự khác biệt rất nhỏ. Ngoài ra, chỉ số tiểu đường bình thường đối với người không mắc bệnh tiểu đường không giống người mắc bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia y tế nhận định rằng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn cho những người mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn một chút so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Mức đường bình thường trong máu ở người lớn không bị tiểu đường khi đói là 72-99 mg/dL. Chỉ số tiểu đường (lúc đói) tăng lên 80-130 mg/dL và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn đối với người đang mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết cao

Chỉ số tiểu đường được coi là cao ở những người mắc bệnh tiểu đường khi vượt quá 120 mg/dL. Trong khoảng dưới 145 mg/dL, hầu hết bệnh nhân tiểu đường không có triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh thường được biểu hiện ra khi chỉ số tiểu đường đạt mức từ 180 – 200 mg/dL.

Khi chỉ số tiểu đường vượt quá 200 mg/dL, người bệnh cần được điều trị ngay bằng insulin, trên 250 mg/dL thì phải làm xét nghiệm nước tiểu để tìm xeton. Đây là giai đoạn máu của cơ thể chuyển thành axit do lượng đường huyết và xeton cao kéo dài, gây nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Vượt mức trên 200mg thì người bệnh đã phải buộc điều trị bằng insulin
Vượt mức trên 200mg thì người bệnh đã phải buộc điều trị bằng insulin

Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ rơi vào tình trạng hôn mê tiểu đường nếu chỉ số tiểu đường cao vượt mức 600 mg/dL. Tại thời điểm này, máu của bệnh nhân trở nên đặc và có dạng siro. Trường hợp này đặc biệt nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời bởi nó gây nguy hiểm tới tính mạng.

Đường huyết thấp

Đối với người bình thường mắc bệnh tiểu đường, chỉ số tiểu đường thấp có nghĩa là dưới 80 mg/dL (phụ nữ mang thai, người cần được kiểm soát chặt chẽ, người có chỉ số tiểu đường dưới 60 mg/dL). Người bệnh tiểu đường có thể bị hạ đường huyết nếu sử dụng quá nhiều thuốc làm hạ đường huyết.

Chỉ số đường huyết dưới 80mg
Chỉ số đường huyết dưới 80mg là chỉ số tiểu đường thấp

Chỉ số tiểu đường là rất thấp khi nằm dưới 40 mg/dL, tình trạng này được coi là cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây tử vong. Người bệnh có nguy cơ rơi vào tình trạng hôn mê tiểu đường cao hơn đáng kể nếu họ không thể khiến lượng đường trong máu tăng lên trên 40 mg/dL trong vài giờ.

Chỉ số tiểu đường 15mg là tình trạng rất đáng báo động đối với bệnh nhân tiểu đường
Chỉ số tiểu đường 15mg là tình trạng rất đáng báo động đối với bệnh nhân tiểu đường, có thể dẫn đến tử vong

Các cách tính chỉ số tiểu đường hiện nay

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:

  • Từ mmol/L -> mg/dL bằng cách nhân (x) với 18
  • Từ mg/dL -> mmol/L bằng cách chia (:) cho 18

Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên. Đường huyết có thể được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm: xét nghiệm glucose máu lúc đói (FTG), đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) và HbA1c.

xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/chi-so-tieu-duong-thai-ky-binh-thuong

Chỉ số HbA1c là gì và chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm tiểu đường không thể bỏ qua

Làm gì để đảm bảo cách tính chỉ số đường huyết chính xác?

Để đảm bảo cách tính đường huyết là chính xác tại nhà, trước tiên bạn cần đo đường huyết đúng cách. Có nhiều vấn đề phát sinh khi đo không đúng cách như: quá ít máu chấm vào máy, tay không đảm bảo vệ sinh, máy không thể hiện được thông số,…

Nếu bạn không quen với việc xét nghiệm ở đầu ngón tay, Gluzabet xin gợi ý một vào mẹo nhỏ cho bạn. Những mẹo này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện hơn.

  • Vệ sinh tay bằng xà bông và để khô trước khi đo.
  • Bạn hãy để tay thõng xuống dưới thắt lưng từ một đến hai phút trước khi xét nghiệm
  • Hay cũng có thể đặt tay vào chậu nước ấm và xoa hai tay vào nhau.
  • Nắm chặt vùng da cần chích và bóp nhẹ trong vòng 3 giây.
  • Đặt tay lên bàn hay bề mặt cố định để tránh di chuyển khi thực hiện.

Cách tính chỉ số tiểu đường khá đơn giản, bạn cần đảm bảo đo đường huyết đúng cách để có được chỉ số chính xác nhất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo. Vì thế bạn cần lựa chọn thời điểm đo thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cần giữ tinh thần thoải mái và thể chất ổn định để chỉ số tiểu đường không tăng cao.

Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng truy cập website http://suagluzabet.com.vn

Gluzabet xin trân thành cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá post

Trả lời