4 TIPs chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Những mẹo để chăm sóc vết thương cho người tiểu đường ?

Bệnh nhân tiểu đường có thể có nguy cơ bị loét chân, nhiễm trùng và các biến chứng do nhiễm trùng. Các vết loét hoặc nhiễm trùng ở chân do tiểu đường có thể khiến bệnh nhân gặp nguy cơ phải phẫu thuật hoặc cắt cụt chi.

Theo CDC, hàng năm có tới 130.000 ca nhập viện mỗi năm phải cắt cụt chi vì tiểu đường. Dù bạn là bệnh nhân hay người chăm sóc thì cũng đều phải có kiến thức chung về chăm sóc vết thương cho người tiểu đường để tránh các tổn thương không đáng có. Sau đây là 4 mẹo từ Sữa Gluzabet mà bạn nên biết.

Bệnh tiểu đường và các vết thương

Khi chúng ta ăn, hầu hết thức ăn bị phân hủy thành đường (còn gọi là glucose) và được giải phóng vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin có tác dụng đưa máu đi khắp cơ thể.

Nếu mắc bệnh tiểu đường, cơ thể chúng ta không sản xuất đủ hoặc không thể sử dụng insulin. Lúc này, các tế bào ngừng phản ứng với insulin, đường huyết sẽ bị lưu lại quá nhiều trong máu.

Theo thời gian, vấn đề này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chẳng hạn như mắc bệnh tim, giảm thị lực và bệnh thận. Một vấn đề sức khỏe khác cũng nghiêm trọng không kém là tiểu đường làm chậm thời gian lành vết thương, thậm chí không lành.

Nếu vết thương không được chăm sóc tốt, người tiểu đường có thể phải đối mặt với việc cắt bỏ chi do hoại tử. Vậy phải làm sao để tránh hậu quả không đáng có xảy ra, hãy đến với những tip chăm sóc vết thương cho người tiểu đườngSữa Gluzabet sắp tổng hợp ở dưới đây.

Xem thêm một số bài viết dành cho người tiểu đường

:Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Các món canh tốt cho người tiểu đường

Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Cách nấu cơm cho người tiểu đường

Cách sử dụng máy đo tiểu đường

4 TIPs chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

#TIP1: Bảo vệ và giữ ẩm vết thương

Việc chăm sóc vết thương ở chân cho người tiểu đường tập trung vào việc tạo ra một môi trường lành mạnh trong vết thương để các tế bào da mới di chuyển và làm liền vị trí thương tổn. Điều này nghĩa là phải giữ cho vết thương hơi ẩm. Tuy nhiên, nếu vết thương quá ẩm do dịch tiết ra nhiều thì cần sử dụng băng sạch được khử trùng.

Để chăm sóc vết thương đúng cách, hãy nghe theo khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn: rửa vết thương bằng nước muối, sử dụng thuốc mỡ kháng sinh,… Sau khi rửa sạch vết thương và bôi thuốc mỡ, tốt nhất là nên quấn vết thương bằng băng gạc sạch.

Xem thêm: Cách sử dụng máy đo tiểu đường

Chăm sóc vết thương theo chỉ định của bác sĩ
Chăm sóc vết thương theo chỉ định của bác sĩ

#TIP2: Luôn theo dõi tỷ lệ đường huyết khi chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường luôn  phải kiểm tra tỷ lệ đường huyết trong máu, việc kiểm tra này cũng có tầm quan trọng nhất định trong việc chăm sóc vết thương cho người tiểu đường. Như đã nói ở trên, những vết thương này là các vết loét ở chân, triệu chứng thường thấy ở người bị đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu cao, nó ngăn cản các tế bào trắng trong cơ thể di chuyển để chữa lành các mô.

Lượng đường huyết cao cũng có thể dẫn đến bệnh mạch máu nhỏ, làm hạn chế lượng máu hoạt động đi nuôi các bộ phận cơ thể. Máu mới không thể tới nơi có vết thương thì bộ phận bị thương sẽ chết, hay chính là hoại tử.

#TIP3: Giảm gánh nặng cho bàn chân

Một khía cạnh quan trọng khác trong việc chữa thương cho người tiểu đường là giảm áp lực tạo ra trên bàn chân. Chăm sóc vết thương ở chân cần thời gian, không thể vội và không thể ép buộc.

Theo nhiều nghiên cứu, thời gian đứng, đi lại kéo dài hoặc sai cách là những thủ phạm chính làm chậm thời gian lành của vết thương. Người tiểu đường được yêu cầu tránh tác động trực tiếp lên vết thương trong vài ngày cho đến khi vết thương lành.

Một ví dụ về phương pháp giảm áp lực lên chân cho người tiểu đường là sử dụng giày đặc chế. Mặc dù điều này có thể gây khó khăn cho những bệnh nhân hay phải đi lại bận rộn, tuy nhiên nhờ có sự phát triển của các công nghệ hiện đại, các loại giày như giày post-op, ủng chỉnh hình có thể tháo rời,… có thể hỗ trợ người dùng trong giảm tải tác động lên vết thương và thời gian vết thương lành lại.

Giày chuyên dụng cho người bệnh tiểu đường
Giày chuyên dụng cho người bệnh tiểu đường

Sản phẩm từ Sữa Gluzabet :

Mua ngay sản phẩm : Sữa gluzabet 800g

#TIP4: Ngăn chặn các yếu tố gây vết thương cho người tiểu đường

Các vết loét ở chân xảy ra khá phổ biến đối với người tiểu đường, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể tránh được nếu biết cách phòng tránh hoặc chăm sóc vết thương tốt. Vết thương có thể phòng ngừa bằng cách kiểm tra các dấu hiệu như chấn thương bàn chân, vết loét, vết bầm tím, phồng rộp,… hàng ngày.

Người bệnh có thể tự kiểm tra hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân hoặc bác sĩ. Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh nền có nguy cơ dễ bị loét chân hơn so với người bệnh khác. Một vài bệnh nền có thể kể đến như:

  • Máu lưu thông kém
  • Tiền sử hút thuốc
  • Đường huyết cao
  • Tiền sử dị tật bàn chân
  • Suy giảm hệ miễn dịch

Bệnh nhân có bệnh nền nên đến các trung tâm y tế để khám chữa thường xuyên và thực hiện các thủ thuật y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc chăm sóc vết thương tại nhà rất phù hợp với những người không có nhiều thời gian đi lại, ngược lại, được chăm sóc tại cơ sở y tế chuyên nghiệp sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

Người có tiền sử bệnh nên đến bác sĩ thăm khám thường xuyên
Người có tiền sử bệnh nên đến bác sĩ thăm khám thường xuyên

Trên đây là một số tip để chăm sóc vết thương cho người tiểu đường. Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ khi vết thương trở nặng như gây nhiễm trùng, sốt, quá đau đớn hoặc không lành sau nhiều ngày. Ngoài ra cần theo dõi và đi khám thường xuyên để điều trị các biến chứng ngay từ khi mới xuất hiện.

Hiện nay có rất nhiều thông tin về cách chăm sóc vết thương trên mạng, tuy nhiên đây chỉ là các thông tin tham khảo, không phải bệnh nhân nào cũng nên thực hiện theo. Người bệnh tiểu đường tốt nhất nên đến bệnh viện để được tư vấn về các cách xử lý đúng đắn nhất.

Hãy đến với chúng tôi để tìm được câu trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI DRAGON

  • Hotline: 0395.362.662
  • Trang web: https://suagluzabet.com.vn/
  • Địa chỉ: Số 3 ngõ 112/15/38 Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Một số bài viết liên quan:

Bệnh tiểu đường có tiêm vaccine covid được không

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bằng chỉ số tiểu đường thai kỳ

5/5 - (1 bình chọn)