Khi người bệnh mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, một trong những câu hỏi mà họ thường đặt ra là lượng đường trong máu của họ nằm ở mức nào: bình thường, quá cao hay quá thấp. Cùng với đó, nhiều người bệnh cũng thắc mắc chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, chỉ số tiểu đường (hay còn gọi là lượng đường huyết) của bạn có thể luôn ở mức cao. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường trong quá trình điều trị cũng có thể gặp tình trạng đường huyết quá thấp. Vậy theo thời gian, những điều này có thể gây hại cho cơ thể của bệnh nhân không, hãy cùng tìm hiểu với Gluzabet nhé!
Trước khi tìm hiểu bài viết Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm, bạn đọc có thể cân nhắc sử dụng sữa Gluzabet chuyên dụng cho người tiểu đường và cả người bình thường. Hiện sản phẩm có 2 phiên bản là sữa Gluzabet 800g và 400g để mọi người thoải mái lựa chọn.
Chỉ số tiểu đường là gì?

Xem thêm một số bài viết dành cho người tiểu đường
Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà
Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường
Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường
Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà cơ thể người bệnh bị suy giảm khả năng sản xuất hoặc phản ứng với insulin. Những người mắc tiểu đường loại 1 có tuyến tụy không sản xuất insulin, còn người mắc tiểu đường loại 2 có các tế bào trong cơ thể kháng với insulin hoặc tuyến tụy làm chậm hoặc ngừng sản xuất insulin. Cả hai loại bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến mức đường huyết bất thường.
Chỉ số tiểu đường
Chỉ số tiểu đường (hay còn gọi là chỉ số đường huyết) được viết tắt là GI (glycemic index), đây là chỉ số phản ánh lượng đường có trong máu sau khi chúng ta sử dụng các thực phẩm giàu đường, chất béo,… Chỉ số tiểu đường được thể hiện ở 3 mức: thấp, bình thường và cao. Nếu người bệnh có chỉ số thấp thì được chẩn đoán bị hạ đường huyết, cao là bệnh tiểu đường và bình thường là tạm ổn định.
Xem thêm: Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Đâu là chỉ số đường huyết bình thường?
Lượng đường bình thường trong máu có thể dao động một chút tùy thuộc vào loại xét nghiệm được sử dụng, nhưng sự khác biệt rất nhỏ. Ngoài ra, chỉ số tiểu đường bình thường đối với người không mắc bệnh tiểu đường không giống người mắc bệnh tiểu đường.
Các chuyên gia y tế nhận định rằng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn cho những người mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn một chút so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Mức đường bình thường trong máu ở người lớn không bị tiểu đường khi đói là 72-99 mg/dL. Chỉ số tiểu đường (lúc đói) tăng lên 80-130 mg/dL và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn đối với người đang mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Đường huyết cao
Chỉ số tiểu đường được coi là cao ở những người mắc bệnh tiểu đường khi vượt quá 120 mg/dL. Trong khoảng dưới 145 mg/dL, hầu hết bệnh nhân tiểu đường không có triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh thường được biểu hiện ra khi chỉ số tiểu đường đạt mức từ 180 – 200 mg/dL.
Khi chỉ số tiểu đường vượt quá 200 mg/dL, người bệnh cần được điều trị ngay bằng insulin, trên 250 mg/dL thì phải làm xét nghiệm nước tiểu để tìm xeton. Đây là giai đoạn máu của cơ thể chuyển thành axit do lượng đường huyết và xeton cao kéo dài, gây nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ rơi vào tình trạng hôn mê tiểu đường nếu chỉ số tiểu đường cao vượt mức 600 mg/dL. Tại thời điểm này, máu của bệnh nhân trở nên đặc và có dạng siro. Trường hợp này đặc biệt nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời bởi nó gây nguy hiểm tới tính mạng.
Đường huyết thấp
Đối với người bình thường mắc bệnh tiểu đường, chỉ số tiểu đường thấp có nghĩa là dưới 80 mg/dL (phụ nữ mang thai, người cần được kiểm soát chặt chẽ, người có chỉ số tiểu đường dưới 60 mg/dL). Người bệnh tiểu đường có thể bị hạ đường huyết nếu sử dụng quá nhiều thuốc làm hạ đường huyết.
Chỉ số tiểu đường là rất thấp khi nằm dưới 40 mg/dL, tình trạng này được coi là cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây tử vong. Người bệnh có nguy cơ rơi vào tình trạng hôn mê tiểu đường cao hơn đáng kể nếu họ không thể khiến lượng đường trong máu tăng lên trên 40 mg/dL trong vài giờ.

Triệu chứng và ảnh hưởng của đường huyết bất ổn định
Đường huyết cao
Chỉ số tiểu đường cao rất nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng lượng trong máu cao kéo dài, mãn tính sẽ gây ra các biến chứng tiểu đường lâu dài ở người bệnh. Trong ngắn hạn, đường huyết cao có thể làm tiêu hao năng lượng, gây khát nước và đi tiểu nhiều, đồng thời làm mờ tầm nhìn của người bệnh. Ngoài ra, quá nhiều đường trong máu cũng có thể dẫn đến mất nước, da khô, ngứa, nhiễm trùng.
Thời gian dài, chỉ số tiểu đường cao tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể. Các thay đổi đáng chú ý có thể bao gồm:
- Vấn đề về trí nhớ
- Vấn đề về thị lực như mờ mắt, bệnh võng mạc tiểu đường và mù lòa
- Bệnh nướu răng dẫn đến rụng răng, khó nhai
- Đau tim, đột quỵ
- Bệnh thận: chạy thận hoặc ghép thận
- Tổn thương dây thần kinh: giảm cảm giác ở chân và bàn chân, làm tăng nguy cơ vết thương nhiễm trùng và cắt chi

Đường huyết thấp
Lượng đường trong máu thấp, còn được gọi là hạ đường huyết, có thể trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Bệnh hạ đường huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể nhanh chóng gây hôn mê tiểu đường và tử vong.
Chỉ số tiểu đường thấp sẽ không dẫn đến các biến chứng vĩnh viễn nhưng gây ra các biến chứng thường xuyên, ngắn hạn. Triệu chứng có thể xuất hiện ở những người khác nhau vào những thời điểm khác nhau và một số người hoàn toàn không cảm nhận được khi chỉ số tiểu đường giảm xuống rất thấp.
Vấn đề này xảy ra ở khoảng 40% bệnh nhân tiểu đường loại 1 và ít thường xuyên hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người bệnh tiểu đường loại 1 thường trải qua hai đợt hạ đường huyết mỗi tuần.
Vậy chỉ số đường huyết thấp có những triệu chứng gì?
- Cảm xúc không ổn định: hoang mang, giận dữ, thất vọng, cáu gắt
- Hay run rẩy, chóng mặt, thường xuyên đói, người yếu
- Hay đổ mồ hôi
- Mạch đập nhanh
- Hôn mê
Nếu bạn đang gặp phải một hoặc nhiều hơn các tình trạng trên hoặc khi đo chỉ số tiểu đường tại nhà với mức đường huyết dưới 40 mg/dL, bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở chăm sóc y tế khẩn cấp. Tình trạng này có thể nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách nấu cơm cho người tiểu đường
Người bệnh có thể làm gì để cân bằng lượng đường trong máu
Người bệnh có thể làm gì để kiểm soát chỉ số tiểu đường của mình? Việc kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên là hoạt động nằm trong phạm vi có thể làm giảm nguy cơ biến chứng về sau.
Một vài mẹo để giảm độ bất ổn của chỉ số tiểu đường mà Gluzabet muốn chia sẻ đến các bạn:
- Sử dụng các loại thực phẩm có lượng đường phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tìm hiểu qua ở bài viết Bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?
- Không ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate và đường như khoai tây chiên, thực phẩm béo, kẹo, và các món tráng miệng có đường như bánh kem.
- Giữ một thói quen ăn và ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày
- Ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên nhưng không quá sức
- Kiểm tra kỹ liều lượng insulin để đảm bảo rằng bạn không dùng quá nhiều hoặc quá ít, thường xuyên kiểm tra ngày hết hạn của insulin
- Luôn có đường và glucagon tác dụng nhanh bên cạnh
- Đeo vòng tay cảnh báo bệnh tiểu đường
- Nói chuyện với bác sĩ để tăng hoặc giảm liều lượng insulin khi bạn trải qua những thay đổi trong cuộc sống (dậy thì, mang thai, mắc các bệnh khác,…)
- Luôn giữ thông tin của những người có thể liên lạc gấp trong trường hợp khẩn cấp

Vậy là Gluzabet đã đem tới cho các bạn một bộ câu trả lời cho câu hỏi “Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?”, các thông tin chỉ mang tính tham khảo và không nên áp dụng cho mọi đối tượng bệnh nhân. Nếu bạn gặp một trong các tình trạng trên, hãy liên lạc ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị và chẩn đoán kịp thời. Gluzabet xin hẹn gặp lại bạn ở các chuyên mục bổ ích khác.
Hãy đến với chúng tôi để tìm được câu trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI DRAGON
- Hotline: 0395.362.662
- Trang web: https://suagluzabet.com.vn/
- Địa chỉ: Số 3 ngõ 112/15/38 Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tìm hiểu thêm một số bài viết liên quan:
Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?