Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao, biến chứng là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai. Để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sử dụng một loại chỉ số là chỉ số tiểu đường thai kỳ. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao, liệu thai phụ có gặp phải biến chứng gì nguy hiểm nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không? Ngay sau đây, Gluzabet sẽ giải đáp tất tần tật cho các bạn.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao
Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao

Trước khi tìm hiểu bài viết Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao, biến chứng là gì?, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng sữa Gluzabet chuyên dụng cho người tiểu đường thai kỳ. Hiện sản phẩm có 2 phiên bản là sữa Gluzabet 800g và 400g để mẹ thoải mái lựa chọn.

Tìm hiểu thêm một số bài viết dành cho người tiểu đường:

Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Các món canh tốt cho người tiểu đường

Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ

Một số phụ nữ bị tiểu đường trước khi họ mang thai, đây được gọi là bệnh tiểu đường tiền thai kỳ. Trong khi đó, nhiều phụ nữ khác mắc một loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thai kỳ, gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ.

Việc mang thai làm thay đổi cách cơ thể thai phụ sử dụng glucose. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé phát triển. Nhau thai cũng tạo ra các hormone. Những hormone này (estrogen, cortisol và lactogen) có thể ngăn chặn hoạt động của insulin (tình trạng kháng insulin). Glucose lúc này không thể đi vào tế bào của cơ thể và tích tụ ở trong máu, làm cho lượng đường trong máu tăng lên, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?

Về mặt y học, tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là việc cơ thể không dung nạp glucose, xảy ra trong thời kỳ mang thai. Trong đó, chỉ số tiểu đường thai kỳ là kết quả đo lường lượng đường trong máu của thai phụ, được lấy từ tuần 24 – 28 của thai kỳ. Đây là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Người có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mang thai có nhiều khả năng mắc tiểu đường thai kỳ nếu đã và đang ở các tình trạng cơ thể sau:

  • Trên 35 tuổi
  • Thừa cân
  • Đã từng sinh em bé nặng trên 4kg
  • Lượng đường trong máu hoặc nước tiểu cao
  • Người trong gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường loại 2
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đây

Những thai phụ mang nhiều hơn 2 yếu tố đã nói trên thì nên được tầm soát sớm. Tình trạng tiểu đường thai kỳ khá phổ biến với những phụ nữ có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2. Phụ nữ sinh đôi hoặc sinh con khác bội cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

chi so tieu duong thai ky bao nhieu la cao bien chung la gi
Người có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?

Vậy làm sao để xác định chỉ số tiểu đường thai kỳ, chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?

Cách đo chỉ số tiểu đường thai kỳ

Để đo chỉ số tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra gọi là xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng. Đây là các bước trong xét nghiệm:

  1. Đầu tiên, thai phụ được cho uống dung dịch có chứa 50 gam glucose. Ngay sau đó, cơ thể bắt đầu hấp thụ lượng glucose và làm lượng đường trong máu tăng lên.
  2. 1 giờ sau, bác sĩ thực hiện thủ thuật lấy máu ở cánh tay bệnh nhân. Xét nghiệm máu cho phép đo mức độ cơ thể xử lý dung dịch glucose.
  3. Tiếp tục lấy máu xét nghiệm 2 tiếng sau khi uống glucose.

Trong trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả chỉ số tiểu đường thai kỳ cao, mẹ bầu cần phải làm một xét nghiệm tương tự nhưng lâu hơn. Thử nghiệm này liên quan đến việc uống 100 gam glucose (thai phụ sẽ nhịn ăn trước khi thực hiện), lượng đường trong máu được kiểm tra trước khi uống glucose và sau mỗi tiếng trong 3 giờ đồng hồ. Nếu xét nghiệm tiếp tục cho ra chỉ số tiểu đường thai kỳ cao thì thai phụ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ cao

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Sau khi thực hiện xét nghiệm uống 100 gam glucose, bác sĩ sẽ dựa theo chỉ số tiểu đường thai kỳ mục tiêu để so sánh với kết quả của bệnh nhân. 4 mức chỉ số đường huyết tiêu chuẩn gồm có:

  • Ngay sau khi uống glucose: 95 mg/dL (5.3 mmol/L)
  • 1 giờ sau khi uống glucose: 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
  • 2 giờ sau khi uống glucose: 155 mg/dL (8.6 mmol/L)
  • 3 giờ sau khi uống glucose: 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
Bảng chỉ số tiểu đường thai kỳ mục tiêu (Nguồn: Medindia)
Bảng chỉ số tiểu đường thai kỳ mục tiêu (Nguồn: Medindia)

Chỉ số tiểu đường thai kỳ được xác định là cao khi có 2 hoặc nhiều hơn kết quả chạm mức hoặc vượt mức tiêu chuẩn. Lúc này, mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ bắt đầu xây dựng các phương pháp điều trị phù hợp cho thai phụ dựa theo tình trạng sức khỏe.

Triệu chứng, biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng bệnh

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên các triệu chứng sau đây cũng được coi là các triệu chứng cần chú ý:

  • Mệt mỏi, buồn nôn, khát bất thường
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Tầm nhìn kém

Ngoài ra, như đã nói bên trên, người có tiền sử bệnh liên quan đến tiểu đường hoặc nằm trong danh sách có nguy cơ cũng nên gợi ý cho bác sĩ để được thực hiện đo đạc chỉ số tiểu đường thai kỳ. Thai phụ có thể không có triệu chứng hoặc có chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường nhưng vẫn nên xét nghiệm thường xuyên để chắc chắn.

Biến chứng bệnh (các vấn đề sức khỏe liên quan)

Bệnh tiểu đường thai kỳ không được chữa trị và chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến các biến chứng khó lướng. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cả mẹ bé đều gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Đối với mẹ bầu

Đối với thai phụ, tiểu đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ:

  • Cao huyết áp dẫn đến tiền sản giật: Chỉ số tiểu đường thai kỳ cao tăng nguy cơ cao huyết áp, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm độc thai nghén gây ra huyết áp cao. Tiền sản giật lâu dần biến chứng thành sản giật, thai phụ có thể tử vong nếu không chữa trị đúng cách.
  • Phải sinh mổ hoặc sinh non do em bé to hoặc gặp vấn đề sức khỏe khác.
  • Nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai: nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai tiếp theo và mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi về già.

Đối với em bé

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, em bé có nguy cơ cao hơn:

  • Cân nặng lớn (> 4kg), khó sinh, bị chèn ép trong ống sinh, bị thương khi sinh hoặc cần sinh mổ
  • Sinh non, bị thiếu chất hoặc bé có sức đề kháng kém,…
  • Suy hô hấp: trẻ sinh non do mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở nghiêm trọng.
  • Đường huyết thấp (hạ đường huyết): Những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến bé bị co giật.
  • Bị béo phì và mắc tiểu đường loại 2 trong tương lai.
  • Thai chết lưu: Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến cái chết của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh.
chi so tieu duong thai ky bao nhieu la cao bien chung la gi 1
Biến chứng bệnh (các vấn đề sức khỏe liên quan)

Cách chữa trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Việc điều trị cho thai phụ phải phụ thuộc vào chỉ số tiểu đường thai kỳ, triệu chứng, tuổi tác và tình trạng sức khỏe chung. Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, chẳng hạn người bệnh đang ở giai đoạn nào, mới mắc bệnh hay đã mắc lâu, mắc bệnh lần đầu hay tái phát bệnh.

Quá trình điều trị tập trung vào việc giữ mức đường huyết ở trạng thái ổn định bình thường, bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống cẩn thận với lượng thức ăn và đồ uống có hàm lượng carbohydrate thấp
  • Rèn luyện thân thể
  • Theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ thường xuyên (tự xét nghiệm tại nhà hoặc các cơ sở y tế)
  • Tiêm/uống insulin
  • Sử dụng thuốc uống hạ đường huyết
Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm
Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm

Sau sinh, chỉ số tiểu đường thai kỳ của thai phụ thường trở lại bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh em bé và 1 đến 3 năm một lần để đảm bảo chỉ số tiểu đường thai kỳ luôn ở mức mục tiêu.

Xem thêm: Da của người bị tiểu đường

Mẹo ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Không có cách nào để đảm bảo việc mắc hay không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên, nếu bạn có ý định mang thai trong tương lai hoặc đang mang thai thì bạn nên giữ cho mình các thói quen lành mạnh. Nếu bạn đã hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ, những lựa chọn này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lần nữa trong những lần mang thai sau hoặc biến chứng thành bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

  • Sử dụng đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo là những lựa chọn hàng đầu. Nên sử dụng kết hợp với trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có tỉ lệ đường thấp. Tìm hiểu đa dạng cách chế biến để không bị chán ăn, bỏ bữa.
  • Chăm chỉ rèn luyện cơ thể: Việc tập thể dục trước và trong khi mang thai hỗ trợ giảm lượng đường trong máu. Thai phụ nên đặt mục tiêu cho các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn đi bộ, đạp xe,… trong bao lâu.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tìm cho mình một vài người bạn hoặc một nhóm bạn (có thể là những người cũng đang mang thai) để cùng nhau tập luyện, trò chuyện giảm căng thẳng.

  • Giữ mức cân hợp lý trước khi mang thai. Tăng cân trong thời kỳ mang thai là bình thường, nhưng tăng cân quá nhanh tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Gluzabet tổng hợp được trả lời cho câu hỏi “Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?”. Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé, do đó cả thai phụ và người thân nên tìm hiểu thông tin thật kỹ để có các giải pháp thăm khám, kiểm tra kịp thời. Phát hiện bệnh sớm không bao giờ là thừa, hãy là những bà mẹ khỏe mạnh và hạnh phúc. Gluzabet xin hẹn gặp lại bạn ở các chuyên mục bổ ích khác.

Một số bài viết liên quan:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Da của người bị tiểu đường

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Chỉ số hba1c bao nhiêu là bị tiểu đường

Đánh giá post