#1 Chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường là như thế nào?

Có rất nhiều người đã biết đến bệnh tiểu đường, nhưng không phải ai cũng biết bệnh tiểu đường thai kỳ là gì. Căn bệnh này có những biến chứng khá nguy hiểm đối với mẹ và bé về sau này. Vậy làm sao để biết chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường là như thế nào, hãy cùng Sữa Gluzabet tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao trong thời kỳ mang thai. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai chưa từng mắc bệnh tiểu đường.

Có hai loại bệnh tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ ở nhóm A1 có thể kiểm soát nó thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục trong khi những người thuộc nhóm A2 cần phải dùng insulin hoặc các loại thuốc đặc trị khác.

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh con, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Những người có các tình trạng cơ thể sau dễ có khả năng mắc phải tiểu đường thai kỳ

  • Thừa cân, béo phì
  • Có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để trở thành bệnh tiểu đường (được gọi là tiền tiểu đường)
  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các loại bệnh khác liên quan đến thiếu hụt  insulin
  • Bị huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim hoặc các biến chứng khác
  • Đã từng sảy thai hoặc sinh con to, con chết lưu, dị tật bẩm sinh
  • Trên 25 tuổi

Nếu thai phụ không có các tình trạng trên thì nên chú ý các triệu chứng sau trong suốt thời kỳ mang thai

  • Nước tiểu chứa đường
  • Hay khát nước
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mệt mỏi, buồn nôn, mắt mờ
  • Nhiễm trùng âm đạo, bàng quang và da

Xem thêm một số bài viết dành cho người tiểu đường

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà

Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường

Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường là như thế nào?

Định nghĩa chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trước khi giải đáp về chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm chỉ số tiểu đường. Đây là chỉ số phản ánh hàm lượng đường (glucose) có trong máu của thai phụ trong thời gian mang thai. Nếu chỉ số này vượt mức cho phép thì thai phụ có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đo lường chỉ số tiểu đường thai kỳ
Đo lường chỉ số tiểu đường thai kỳ

Mức chỉ số an toàn

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường được đo như sau:

Đo trước khi ăn: < 95 mg/dL (5.3 mmol/L)

Một giờ sau ăn: < 180 mg/dL (10 mmol/L)

Hai giờ sau ăn: < 155 mg/dL (8.6 mmol/L)

Ba giờ sau ăn (đối với những trung tâm y tế thực hiện test sau 3h): < 140 mg/dL (7.8 mmol/L)

Mức chỉ số nguy hiểm

Khi một trong các kết quả ở trên cao hơn mức chuẩn, thai phụ có thể cần phải kiểm tra lại sau bốn tuần. Nếu trên hai mục có kết quả cao hơn bình thường, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cách kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số từ tuần 24 đến 28 hoặc khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, có thể sớm hơn nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ kể trên.

Bác sĩ sẽ cho thai phụ làm xét nghiệm dung nạp glucose:

  • Nạp 50 gram glucose – làm tăng lượng đường trong máu
  • Một giờ sau làm xét nghiệm đường huyết – xem cách cơ thể xử lý lượng đường đó như thế nào.

Sản phẩm từ Sữa Gluzabet :

Mua ngay sản phẩm : Sữa gluzabet 800g

Sau khi có kết quả, trường hợp chỉ số tiểu đường thai kỳ cao hơn một mức nhất định, thai phụ cần làm xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống trong 2 hoặc 3 giờ (nạp 100 gram glucose). Bác sĩ cũng có thể kiểm tra bằng cách cho bệnh nhân nhịn ăn trong 12 giờ, sau đó uống 75 gram glucose và xét nghiệm đường huyết trong 2 giờ.

Ngược lại, trường hợp mẹ bé có nguy cơ cao nhưng chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường, bác sĩ có thể kiểm tra lại sau này trong thời gian mang thai để đảm bảo không mắc bệnh.

Bác sĩ kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ vào khoảng 3 tháng cuối
Bác sĩ kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ vào khoảng 3 tháng cuối

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ với chỉ số tiểu đường thai kỳ không bình thường cần điều trị càng sớm càng tốt để giữ cho bản thân và thai nhi khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai và sinh nở. Bác sĩ sẽ đưa ra các yêu cầu:

  • Kiểm tra lượng đường trong máu bốn lần hoặc nhiều hơn trong một ngày
  • Kiểm tra nước tiểu để tìm xeton, hóa chất này xuất hiện nghĩa là bệnh tiểu đường không được kiểm soát
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tạo thói quen tập thể dục
  • Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Họ có thể cung cấp insulin hoặc một số loại thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu bệnh nhân.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Mặc dù có nhiều nguy cơ, tuy nhiên các mẹ bầu hoàn toàn có thể phòng tránh, hạn chế bệnh tiểu đường thai kỳ và giữ mức chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường theo nhiều cách khác nhau:

Vận động thường xuyên, vừa phải kết hợp nghỉ ngơi phù hợp

Việc vận động thường xuyên sẽ làm các tế bào khác trong cơ thể tăng cường khả năng sử dụng, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Mặc dù vậy, các mẹ bầu nên luyện tập nhẹ nhàng, tránh tăng cao nhịp tim tạo áp lực lên em bé.

Trong thời gian này, mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc. Khi mẹ mang tâm trạng thoải mái, vui vẻ sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Mẹ bầu nên vận động thường xuyên kết hợp nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu nên vận động thường xuyên kết hợp nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống healthy

Không chỉ khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà cả những ngày thường trong giai đoạn mang thai, thai phụ nên có cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các thực phẩm giàu chất xơ, ít calo, chất béo nên được ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là hoa quả và rau xanh.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà

Duy trì cân nặng ổn định

Tăng cân khi mang thai là hiện tượng bình thường nhưng tăng cân mất kiểm soát có thể gây nên hiện tượng kháng insulin. Mẹ bầu có thể thực hiện chế độ dinh dưỡng ít béo như trên để hạn chế tăng cân, có thể chia ra ăn nhiều bữa và tuyệt đối không bỏ bữa. Nếu có thể, thai phụ nên giảm cân nhẹ trước khi mang thai.

Kiểm tra định kỳ

Việc kiểm tra định kỳ là vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai, không chỉ giúp mẹ kiểm tra được tình trạng của bé mà còn để phòng tránh các biến chứng tiểu đường thai kỳ không đáng có.

Ngoài ra các bác sĩ có chuyên môn cũng có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích để thai phụ giảm thiểu các tình trạng như trầm cảm, mệt mỏi,… Các mẹ nên tìm đến những bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ bài viết cung cấp thông tin cho thai phụ về bệnh tiểu đường thai kỳ và các chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường. Thông qua bài viết này, chúng tôi rất mong có thể hỗ trợ các mẹ bầu phần nào đó trong tạo nên một thời kỳ mang thai khỏe mạnh. Nếu thai phụ có bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì cả bệnh nhân và người nhà nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín sớm nhất có thể để được chữa trị kịp thời.

Hãy đến với chúng tôi để tìm được câu trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI DRAGON

  • Hotline: 0395.362.662
  • Trang web: https://suagluzabet.com.vn/
  • Địa chỉ: Số 3 ngõ 112/15/38 Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tìm hiểu thêm một số bài viết liên quan:

Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Các món canh tốt cho người tiểu đường

Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Đánh giá post