Nhận biết những dấu hiệu tiểu đường thai kì

Trong quá trình mang thai, mẹ và gia đình nên chú ý đến các dấu hiệu tiểu đường thai kì để dễ phòng tránh bệnh. Để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ và các dấu hiệu tiểu đường thai kì, mẹ bầu hãy cùng Gluzabet theo dõi bài viết này nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là hiện tượng rối lượng đường huyết của sản phụ trong quá trình mang thai. Đây là một triệu chứng bệnh thường gặp ở các  sản phụ, cứ 100 người thì sẽ có 10 người bị mắc bệnh này.

Tình trạng tiểu đường sẽ nhanh chóng biến mất sau khi khi sinh nếu sản phụ có chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể phù hợp. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách sau khi có dấu hiệu tiểu đường thai kì thì mẹ có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai và tăng tỷ lệ biến chứng bệnh ở cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kì là gì?

Xem thêm:

Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kì

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường do ượng carbohydrate được nạp vào cơ thể tăng lên trong một khoảng thời gian dài. Trong thời gian mang thai, insulin trong cơ thể mẹ không được sản xuất đủ có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Do đường ở trong máu lâu ngày và không được chuyển hóa dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Không những vậy, ngoài nguyên nhân dinh dưỡng thì chính sức khỏe của sản phụ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiện tiểu đường thai kỳ như:

  • Béo phì
  • Sản phụ lớn tuổi
  • Đã từng bị tiểu đường
  • Gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2
  • Và một số nguyên nhân khác liên quan đến chủng tộc

Những dấu hiệu tiểu đường thai kì

Mặc dù tiểu đường thai kỳ không có nhiều dấu hiệu cụ thể, tuy nhiên một trong các dấu hiệu sau có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kì.

Cảm thấy thường xuyên khát nước

Dấu hiệu tiểu đường thai kì dễ nhận biết nhất chính là sản phụ cảm thấy khô miệng và thường xuyên khát nước. Lượng nước nạp vào cơ thể tuy nhiều nhưng tình trạng này vẫn diễn ra liên tục. Đi kèm với dấu hiệu này là sản phụ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nếu nước bị tích trong người nhiều dễ dẫn đến phù nề cơ thể, những bệnh về thận.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ - khát nước
Dấu hiệu tiểu đường thai kì – khát nước

Vết thương lâu lành

Một dấu hiệu tiểu đường thai kì khác đó chính là vết thương lâu lành. Thông thường, một vết thương chỉ mất khoảng từ 3 đến 4 ngày là đã có thể và lành lại. Tuy nhiên đối với những người bị tiểu đường thì vết thương sẽ lâu lành hơn, thời gian để vết thương lành có thể lên đến 1 tuần hoặc hơn.

Nếu để lâu thì vết thương có thể bị nhiễm trùng. Nguyên nhân vết thương lâu lành ở người tiểu đường là do đường huyết cao nên khả năng chống lại vi trùng của cơ thể sẽ yếu đi, khả năng sản sinh mô hạt kém.

Xem thêm:

Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?

Tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?

Sụt cân, hay mệt mỏi

Sản phụ bị tiểu đường thường sẽ hay bị sụt cân và luôn có cảm giác mệt mỏi. Khi mắc tiểu đường thai kì, cơ thể không thể tạo ra năng lượng từ đường nên phải lấy năng lượng từ mỡ và cơ.

Không những vậy, những người bị tiểu đường bị thiếu insulin nên khả năng tổng hợp protein và quá trình tiêu protein cũng tăng lên khiến sản phụ bị mắc bệnh bị sụt cân. Điều này ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ - mệt mỏi
Dấu hiệu tiểu đường thai kì – mệt mỏi

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Những dấu hiệu tiểu đường thai kì rất dễ nhận biết, tuy nhiên việc điều trị cho sản phụ mắc bệnh tiểu đường tiểu đường thai kỳ khá rắc rối. Chính vì vậy, trong lúc mang thai, mẹ nên lên kế hoạch ăn uống và thể dục lành mạnh để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Một số cách phòng ngừa  tiểu đường thai kỳ có thể kế đến như:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít béo: Để phòng bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ nên chọn những loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, trái cây, v.v… Những loại thực phẩm này vừa ít calo vừa giàu vitamin và khoáng chất.
  • Vận động nhẹ: Mỗi ngày chỉ cần vận động khoảng 30 phút với những bài tập nhẹ hay những công việc đi đi bộ, dọn nhà. Những loại vận động này sẽ giúp cho tuần hoàn máu tốt hơn cũng như khiến cơ thể linh hoạt hơn.
  • Duy trì cân nặng: Trong quá trình mang thai, sản phụ nên duy trì cân nặng hợp lý ở từng chu kỳ, không nên nạp quá nhiều thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn dẫn đến tăng cân không kiểm soát. Thừa cân hay béo phì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu nên có kế hoạch ăn uống và rèn luyện phù hợp
Mẹ bầu nên có kế hoạch ăn uống và rèn luyện phù hợp

Xem thêm:

Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?

Tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì?

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp trong thời gian mang bầu. Những dấu hiệu tiểu đường thai kì rất dễ nhận ra bằng những biểu hiện bên ngoài của sản phụ như mệt mỏi, khát nước liên tục, mờ mắt, v.v. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai phụ và gia đình cần có kiến thức cũng như những phương pháp để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, nhất là thông qua chế độ dinh dưỡng.

Đánh giá post

Trả lời