Hình ảnh bàn chân tiểu đường như thế nào?

Như các bạn đã biết, bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: tim, thận, hệ thần kinh, bàn chân,…Chắc có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng biến chứng ở chân là không nguy hiểm nhất. Nhưng họ đâu biết rằng chính vì sự chủ quan này mà nhiều bệnh nhân đã phải ra đi một cách oan uổng. Hôm nay, bài viết này sẽ cho bạn thấy được sự nguy hiểm và hình ảnh bàn chân tiểu đường nhé!

Hình ảnh bàn chân tiểu đường

Hình ảnh bàn chân tiểu đường

1.Biến chứng bàn chân do đái tháo đường là gì?

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường (DFD) là một thuật ngữ y khoa để chỉ tổn thương những dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Biến chứng bàn chân do đái tháo đường (DFD) là một biến chứng phổ biến có tính chất đa yếu tố. Đây là một biến chứng về bàn chân tiểu đường khá nguy hiểm để đề phòng. Theo bác sĩ Võ Đôn, việc hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ dễ mắc phải khác nhau của bệnh sẽ giúp ích trong cả việc phòng ngừa và điều trị.

Biến chứng bàn chân tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng

Bài viết liên quan: hoa quả dành cho người tiểu đường

2. Một số biến chứng bàn chân thường gặp ở người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác, đặc biệt là ở bàn chân. Sau đây là một số triệu chứng và hình ảnh về bàn chân tiểu đường để các bạn tham khảo:

  • Athlete’s foot (hay bệnh bàn chân lực sĩ) là một bệnh nhiễm nấm ở bàn chân rất phổ biến, có thể xảy ra trên một hoặc cả hai chân. Nấm có thể xâm nhập qua các vết nứt trên da và gây nhiễm trùng.
  • Vết chai được hình thành do sự tích tụ của da cứng, thường ở mặt dưới của bàn chân. Vết chai được gây ra bởi sự phân bố trọng lượng không đồng đều, do kích cỡ giày không phù hợp hoặc do vấn đề về da. Có vết chai trên bàn chân là điều bình thường, vì vậy bác sĩ sẽ quyết định xem liệu mô của vết chai có gây ra vấn đề gì không.
  • Móng chân mọc ngược. Móng chân mọc ngược xảy ra khi các cạnh của móng mọc đâm vào da và gây ra áp lực khiến người bệnh đau dọc theo các cạnh móng. Các cạnh của móng có thể cắt vào da gây đỏ, sưng, đau, chảy mủ và nhiễm trùng.
  • Loét do tiểu đường: Loét bàn chân tiểu đường là những vết thương hở ở bàn chân gặp ở 10% người bệnh tiểu đường. Các vết loét nhỏ cũng có thể gây ra viêm nhiễm nếu không chăm sóc vết thương đúng cách. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn về cách chăm sóc tốt nhất cho vết loét.
  • Nhiễm trùng: Gồm 2 loại nhiễm trùng (cục bộ, lan tỏa).

Nhiễm trùng cục bộ: Chỉ ảnh hưởng đến một vị trí của bàn chân và không lan sang các khu vực khác. Triệu chứng: sưng tại chỗ, đỏ, đau

Nhiễm trùng lan tỏa: Ảnh hưởng đến toàn bộ bàn chân và có thể lan sang các vùng khác.

Nhiễm trùng là nguyên nhân gây cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường.

  • Bệnh khớp Charcot: Bệnh khớp Charcot là tình trạng phá hủy khớp gây bởi sự mất cảm giác xúc giác, cảm giác đau và cảm giác về nhiệt. Bệnh có thể dẫn đến sưng, đỏ và biến dạng ngón chân. Bệnh này xuất phát từ nguyên nhân chính là bệnh thần kinh tiểu đường. Điều này có thể gây tình trạng khuyết tật, gãy xương, biến dạng bàn chân nghiêm trọng.
Hình ảnh bàn chân tiểu đường biến chứng nặng phải cắt cụt chi
Hình ảnh bàn chân tiểu đường biến chứng nặng phải cắt cụt chi

Sản phẩm từ Sữa Gluzabet:

Mua ngay sản phẩm : Sữa gluzabet 400g

3. Dấu hiệu nhận biết biến chứng bàn chân tiểu đường

Khi bàn chân bị biến chứng tiểu đường, ở bàn chân sẽ xuất có các hình ảnh giúp bạn nhận biết rõ hơn:

  • Thay đổi màu da chân.
  • Thay đổi nhiệt độ da chân.
  • Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Đau ở chân.
  • Vết loét hở ở bàn chân chậm lành hoặc chảy nước.
  • Móng chân mọc ngược hoặc móng chân bị nhiễm nấm hoặc xuất hiện vết chai.
  • Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là quanh gót chân.
  • Mùi hôi chân không bình thường hoặc không biến mất dù đã rửa
Bàn chân tiểu đường bị lở loét
bàn chân tiểu đường bị lở loét

Tìm hiểu thêm một số bài viết liên quan:

Tiểu đường ăn quả gì

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu

Hậu quả của bệnh tiểu đường

4. Cách chăm sóc biến chứng bàn chân tiểu đường

Đề phòng trường hợp biến chứng phát tán gây nguy hiểm hơn và gây ra các hình ảnh bàn chân tiểu đường nghiêm trọng, việc chăm sóc chân tiểu đường là vô cùng cần thiết:

Vệ sinh bàn chân

  • Rửa chân trong nước ấm mỗi ngày, sử dụng xà phòng nhẹ. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay vì tổn thương thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở tay. Đừng ngâm chân. Lau khô chân, đặc biệt là giữa kẽ các ngón chân.
  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xem vết loét, mụn nước, đỏ, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác.
  • Nếu da trên bàn chân khô, hãy giữ ẩm bằng cách thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa và lau khô chân. Không bôi kem dưỡng da giữa kẽ các ngón chân.
  • Kiểm tra móng chân một lần một tuần. Cắt móng chân với một cái bấm móng tay thẳng. Không làm tù các góc của móng chân hoặc cắt xuống hai bên móng. Sau khi cắt, làm mịn móng chân bằng giũa móng. Luôn luôn mang giày kín hoặc dép, không đi chân trần.

Chú ý các hoạt động thường nhật

  • Chọn giày vừa chân. Mua giày làm bằng vải hoặc da. Nếu bàn chân bị dị tật, có thể cần phải đặt riêng loại giày phù hợp với cỡ chân.
  • Thực hiện cử động ngón chân và di chuyển mắt cá chân nhiều lần trong ngày. Không bắt chéo chân trong thời gian dài vì điều này sẽ cản sự lưu thông trong mạch máu.
  • Hút thuốc có thể làm cho vấn đề với lưu lượng máu tồi tệ hơn. Vậy nên để hạn chế biến chứng bàn chân tiểu đường thì phải dừng hành động này lại ngay. Nếu vấn đề về chân trở nên tồi tệ hơn hoặc không lành, hãy liên hệ với bác sĩ.
Chăm sóc bàn chân tiểu đường đúng cách
Chăm sóc bàn chân tiểu đường đúng cách

Như các bạn đã thấy ở trên về hình ảnh bàn chân tiểu đường ở trên để có thể kết luận rằng biến chứng bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng khá nguy hiểm, để đề phòng trường hợp bàn chân tiểu đường phát tán gây ra những hậu quả nặng nề: nhiễm trùng, cắt cụt chi, lở loét,… Hãy có những cách phòng tránh và vệ sinh phù hợp. Đến gặp bác sĩ ngay khi biến chứng bàn chân tiểu đường trở nặng để được điều trị kịp thời.

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI DRAGON

Hotline: 0395.362.662
Trang web: https://suagluzabet.com.vn/
Địa chỉ: Số 3 ngõ 112/15/38 Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Đọc thêm một số bài viết liên quan:

Tiểu đường có ăn được chuối không

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không

Bánh mì cho người tiểu đường

5/5 - (1 bình chọn)