Khám tiểu đường thai kỳ liệu có cần thiết?

Trong thời gian mang thai, cơ thể nhạy cảm của mẹ rất dễ gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, điển hình như bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy câu hỏi được đặt ra là Khám tiểu đường thai kỳ liệu có cần thiết?, trong khi tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán sẽ hết sau khi sinh khoảng 1 đến 3 tháng.

Khám tiểu đường thai kỳ liệu có cần thiết?
Khám tiểu đường thai kỳ liệu có cần thiết?

Xem thêm:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền?

Sơ lược về tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus/ GDM) là một thuật ngữ y học được dùng để phân biệt chứng bệnh tiểu đường thông thường với tình trạng rối loạn dung nạp, chuyển hóa đường trong thời gian mang thai của phụ nữ. Khác biệt với bệnh lý đái tháo đường bình thường, tiểu đường thai kỳ thông thường sẽ khỏi từ 1 -3 tháng sau sinh.

Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ không kiểm soát đường huyết một cách ổn định, những hậu quả về sau gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể mẹ và bé. Một số trường hợp có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ và cần được đi khám tiểu đường thai kỳ sớm để hạn chế các biến chứng không mong muốn:

  • Người béo phì, thừa cân.
  • Người cùng quan hệ huyết thống từng mắc tiểu đường.
  • Mẹ đã sinh em bé có cân nặng hơn 4kg.
  • Đã từng mắc phải bất kỳ chứng rối loạn dung nạp đường Glucose.
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi).

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời đem lại những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mẹ và bé về sau.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm

Xem thêm:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32

Bao nhiêu tuần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Đối với sức khỏe của mẹ

  • Nguy cơ cao tăng huyết áp dẫn đến các di chứng nguy hiểm: sản giật, tiền sản giật, suy gan, suy thận, tai biến mạch máu não,…
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo.
  • Có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
  • Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến khả năng sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
  • Thai phụ khó sinh thường.
  • Dễ rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân sau sinh.

Đối với sức khỏe của trẻ

  • Hiện tượng tăng việc sản sinh Insulin trong 3 tháng cuối gây tăng kích thước thai nhi một cách nhanh chóng dẫn đến hiện tượng thai to.
  • Tăng nguy cơ sinh non.
  • Suy hô hấp sau sinh cũng là một biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi của thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Nguy cơ bị hạ đường huyết chiếm khoảng 15-25% trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Trẻ khi lớn dễ gặp tình trạng béo phì, thừa cân và có khả năng mắc phải bệnh lý đái tháo đường tuýp 2 cao hơn bình thường (gấp 8 lần khi đến độ tuổi 19-27).
  • Một số biến chứng khác như: vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu, tử vong ngay sau sinh, thai chết lưu,…

Khám tiểu đường thai kỳ có cần thiết?

Với những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm trên, khám tiểu đường thai kỳ chắc chắn là một việc vô cùng cần thiết. Trong quy trình thăm khám tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm đường huyết thông qua dung nạp Glucose dạng uống được xem là cách hiệu quả để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần 24-28 (đối với những người không có chuẩn đoán đái tháo đường từ trước).

Khám tiểu đường thai kỳ là điều cần thiết cho mẹ và bé
Khám tiểu đường thai kỳ là điều cần thiết cho mẹ và bé

Bên cạnh đó, một số cách tự kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà có thể kể đến: đo đường huyết, theo dõi cân nặng, đo huyết áp, kiểm tra protein niệu,… Mẹ và gia đình hãy luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Lời kết

Dễ dàng nhận thấy việc khám tiểu đường thai kỳ định kỳ là điều cần thiết cả trước và trong khoảng thời gian mang thai của mỗi một người mẹ. Gluzabet mong rằng những thông tin đã được đề cập trên có thể phần nào giúp mẹ đưa ra các quyết định phù hợp và luôn có sự chuẩn bị hoàn hảo cho bất cứ vấn đề gì. Hãy là những bà mẹ khỏe mạnh, hẹn gặp lại bạn trong các bài viết khác!

Đánh giá post

Trả lời