“Người tiểu đường ngâm chân được không?”. Phần lớn trong chúng ta sẽ ngó lơ việc chăm sóc bàn chân, tuy nhiên bàn chân chính là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể. Hãy thử ngâm chân với nước nóng để giúp thư giãn, giảm đau nhức.
Vậy “Người tiểu đường ngâm chân được không?” – Hãy cùng Gluzabet tìm hiểu chủ đề này nhé!
Ngâm chân với nước nóng có lợi ích gì?

1 Cải thiện trí não và tinh thần
Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và năng lượng mỗi khi bạn mệt mỏi.

2 Tăng cường thể chất
Thiên hướng của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong để duy trì sức khỏe ổn định.

Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.
3 Ngâm chân nước nóng giúp giảm thiểu tình trạng mất ngủ
Nếu hay bị mất ngủ, bạn có thể ngâm chân nước ấm hoặc ngâm chân cùng quế ấm đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

4 Khử mùi hôi chân
Ngâm chân không chỉ giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu, ngủ sâu giấc. Ngâm chân còn giúp bạn khử mùi hôi chân nữa đó!
Hãy thử thêm một số loại thảo dược, tinh dầu để có đôi bàn chân sạch sẽ, thơm tho và tự tin hơn nhé!


Cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường
1. Vệ sinh bàn chân mỗi ngày
Người bệnh tiểu đường cần rửa sạch chân mỗi ngày , dùng nước ấm khoảng 37 độ C, không nên ngâm chân. Bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt các đối tượng mắc bệnh lâu năm, lớn tuổi, đường huyết kiểm soát kém, có các biến chứng thần kinh ngoại biên sẽ không cảm giác được nhiệt độ cao hay thấp, nếu ngâm chân quá lâu, nhất là ở môi trường nước ấm nóng dễ bị bỏng, rát.

Khi vệ sinh bàn chân xong, người bệnh cần lau khô chân bằng khăn bông mềm thấm nước. Bắt đầu lau nhẹ nhàng từ gót chân, lòng bàn chân, mu bàn chân và các kẽ chân. Giữ cho bàn chân sạch và khô đặc biệt là vùng kẽ ngón. Tuyệt đối, không được chà sát mạnh sẽ làm tổn thương lên da.
2. Nếu da khô hãy dùng kem dưỡng ẩm
Nếu da bàn chân bị khô, nứt nẻ nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da. Thoa kem dưỡng lên gót, mu bàn chân và lòng bàn chân, không thoa kem ở các kẽ chân vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

3. Kiểm tra chân hàng ngày
Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm những bất thường. Hãy chọn một thời điểm cố định trong ngày để kiểm tra chân. Chọn nơi có nhiều ánh sáng, có thể sử dụng gương để xem lòng bàn chân. Ở những vị trí bàn chân khó có thể nhìn thấy hoặc mắt người bệnh yếu thì cần nhờ người thân kiểm tra giúp.
4. Không được đi chân đất
Người bệnh tiểu đường nên mang giày dép khi đi lại trong nhà, điều này không chỉ tránh bụi bẩn mà giảm nguy cơ va chạm với vật cứng gây tổn thương, nhiễm khuẩn. Và tuyệt đối không đi chân đất khi ra ngoài.

5. Tập thể dục thường xuyên
Hãy chọn các bài tập thể dục dành cho chân và thực hiện thường xuyên để giúp mạch máu lưu thông tốt cũng như tăng cường sức khỏe. Hãy chọn các môn nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,… Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ theo dõi điều trị về các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.


xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/hinh-anh-ban-chan-tieu-duong
Người tiểu đường ngâm chân được không?
Với câu hỏi “Người tiểu đường ngâm chân được không?” Thì điều đó phụ thuộc vào tình trạng bàn chân của bạn và cách bạn tiến hành ngâm chân thế nào!

Những dấu hiệu về bàn chân người tiểu đường mà bạn nên tới bệnh viện ngay
Khi kiểm tra bàn chân hàng ngày và nếu phát hiện các triệu chứng bất thường nào dưới đây bạn cần tới bệnh viện ngay:
- Da chân khô nứt, thay đổi màu sắc và nhiệt độ.
- Móng chân dày và vàng hoặc móng mọc ngược.
- Bàn chân bị thay đổi hình dạng.
- Rụng lông ở ngón chân hoặc cẳng chân.
- Bàn chân bị giảm hoặc mất khả năng cảm nhận nhiệt độ.
- Cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc bị đau ở bàn chân.
- Đau ở chân hoặc bị chuột rút ở mông, đùi hoặc bắp chân khi tập thể dục.
- Nhiễm nấm ở da chân và ở kẽ ngón chân.
- Xuất hiện vết phồng rộp, vết loét, bắp chân bị nhiễm trùng.
Trên đây là toàn bộ bài viết về vấn đề Người tiểu đường ngâm chân được không?, chắc hẳn mọi người đã có được đáp án cho riêng mình. Gluzabet chúc bạn luôn khỏe mạnh và hãy đón đọc các bài viết bổ ích khác nhé!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?