TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN
Những người nên đi thử tiểu đường thai kỳ
Thai phụ có các yếu tố sau thường có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn bình thường:
- Mang thai sau 30 tuổi
- Có tiền sử hoặc trong gia đình có người bị đái tháo đường loại 2
- Những mẹ bầu bị thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh trong khi mang thai hoặc trước khi mang thai.
- Lần sinh con trước đó có chỉ số cân nặng lớn hơn 4 kg
Những mẹ bầu có các yếu tố trên nên thử tiểu đường thai kỳ để phòng tránh từ sớm.
Những nguy hiểm khi không thử tiểu đường thai kỳ từ sớm
Nguy hiểm cho mẹ bầu:
- Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có thể tăng nguy cơ thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, tăng huyết áp,….
- Về lâu dài, người mẹ còn có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng cụ thể là các biến chứng của tim mạch
Nguy hiểm cho thai nhi:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, có thể bị dị tật bẩm sinh.
- Trong tam cá nguyệt thứ hai, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu tăng tiết insulin khiến thai nhi phát triển quá mức.

Xem thêm:
Thử tiểu đường thai kỳ quan trọng như thế nào?
Các bác sĩ sản phụ khoa cho rằng, bệnh tiểu đường thai kỳ đang trở thành vấn đề đáng lo ngại của các bà bầu. Nhiều thai phụ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thử tiểu đường thai kỳ giúp ích thế nào đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu không được điều trị kịp thời, đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ mang thai và gây ra các ca thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, vàng da, dị tật,… Tiểu đường thai kỳ còn gây béo phì, suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa trong những tháng đầu đời của trẻ. Vì thế mẹ bầu nên thử tiểu đường thai kỳ để tránh gây những biến chứng cho cả mẹ và con.

Phương pháp thử tiểu đường thai kỳ
Phương pháp 1: Phương pháp 2 bước
Bước 1: Thai phụ sử dụng hết 50g glucose trong vòng 5 phút, nhân viên y tế sẽ lấy máu 1 tiếng sau khi uống để đo đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết vượt giá trị cho phép, thai phụ tiếp tục làm xét nghiệm dung nạp đường huyết để chẩn đoán chính xác hơn.
Bước 2: Xét nghiệm dung nạp glucose thường được thực hiện vào buổi sáng, thai phụ phải nhịn ăn từ 8 đến 14 giờ trước khi làm xét nghiệm. Nhân viên y tế lấy máu lúc đói để đo lượng đường trong máu. Sau đó, mẹ bầu được truyền 100g glucose trong 5 phút và lấy máu sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.
Phương pháp 2: Phương pháp 1 bước
Phương pháp này thường được thực hiện vào buổi sáng, sau khi thai phụ đã nhịn ăn từ 8 đến 14 tiếng. Nhân viên y tế lấy máu tĩnh mạch để đo chỉ số đường huyết lúc đói, sau đó cho thai phụ sử dụng glucose. Dung dịch chứa 75g glucose, máu được lấy 1 giờ và 2 giờ sau khi uống. Trong quá trình làm xét nghiệm, mẹ không được ăn để không ảnh hưởng đến kết quả.
Nên làm gì để tránh bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai
Để phòng tránh hiệu quả bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang bầu:
- Mẹ bầu cần có lối sống khỏe, vận động thường xuyên.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng. Bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nên sử dụng bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, protein nạc,… trong thực đơn hàng ngày.
- Thường xuyên đi thăm khám và nhận tư vấn từ chuyên gia y tế.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Bài viết này đề xuất cho các mẹ bầu sản phẩm sữa Gluzabet – sản phẩm sữa chuyên dụng cho người tiểu đường thai kỳ, được kết hợp nghiên bởi chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Gluzabet là sữa dinh dưỡng với thành phần 100% tự nhiên an toàn cho mẹ bầu.

Xem thêm:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Trên đây là toàn bộ các thông tin tham khảo về thử tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu hãy chú ý giữ sức khỏe và thường xuyên thăm khám để cả mẹ và con đều khỏe mạnh nhé! Gluzabet xin hẹn gặp lai bạn trong các chuyên mục bổ ích khác.
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?