Người bị tiểu đường ăn nho được không? Ăn nho bao nhiêu là đủ đối với người bị bệnh tiểu đường? Trong bài viết dưới đây Gluzabet sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến cách ăn nho đối với người bị tiểu đường.
Bị tiểu đường ăn nho được không?
Các loại trái cây thường có chứa khá nhiều carbs, bao gồm cả đường đơn, đường glucose và fructose. Vì vậy đối với người tiêu đường khi bổ sung các loại trái cây trong bữa ăn hàng ngày của mình cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo có chế độ ăn an toàn nhất.
Sữa Tiểu Đường GLUZABET
GIẢI PHÁP HẠ VÀ ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT

Vậy người tiểu đường ăn nho được không? Câu trả lời là có. Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc vào năm 2013 thì việc tiêu thụ nho cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trong thành phần của quả nho có chứa resveratrol – là chất có khả năng làm giảm việc tương tác với insulin. Theo đó cơ thể bạn cũng sẽ tiêu thụ lượng đường glucose nhanh hơn, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao.
Ngoài ra nho cũng là loại trái cây nằm trong danh sách có chỉ số đường huyết thấp. Trong đó nho Mỹ giao động khoảng 43, nho Ý là 49 và nho đen của Úc cũng chỉ mới có 59. Vì vậy người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn nho nhưng cũng cần phải có một chế độ ăn phù hợp nhất chứ không phải bổ sung quá nhiều trong 1 ngày.
Lợi ích của nho với người bị tiểu đường
Bên cạnh việc tìm hiểu người tiểu đường ăn nho được không, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số lợi ích của nho đối với sức khỏe của chúng ta.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong nho có chứa các thành phần giúp làm giảm lượng cholesterol xấu gây ảnh hưởng đến tim mạch của bạn. Bên cạnh đó loại quả này còn giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ đột quỵ ở mọi lứa tuổi.
- Giúp ổn định lượng đường glucose
Vỏ nho có chứa resveratrol có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể của bạn, tăng cường độ nhạy cho insulin và từ đó kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt nhất.
- Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Lượng nước trong nho chiếm tới 80% nên việc bổ sung nho sẽ hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Hàm lượng chất xơ trong nho cũng sẽ tạo điều kiện để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng đầy hơi, táo bón,…

Lưu ý khi ăn nho với người bị tiểu đường
Sau khi đã giải đáp tiểu đường ăn nho được không, bạn cũng nên tham khảo một số lưu ý khi ăn nho:
- Nên ăn nho vào buổi sáng, trước khi ăn bữa sáng hoặc ăn sau các bữa chính khoảng 1-2 tiếng là phù hợp nhất.
- Bạn có thể nạp tối đa 10 quả nho tươi trong một ngày nhưng không nên bổ sung nho liên tục trong nhiều ngày.
- Nếu bạn đã bổ sung đủ số lượng nho thì tốt nhất là nên hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều carb khác để đảm bảo lượng carb nạp vào cơ thể không bị quá nhiều.
- Không nên sử dụng các loại nho khô hoặc các chế phẩm từ nho có chứa đường.
Người bị tiểu đường có nên ăn nho khô và nước ép nho?
Ngoài ra cũng có không ít người bị tiểu đường đều có chung thắc mắc vậy nho khô có dành cho người mắc tiểu đường hay không. Nho tươi và nho khô có gì khác cho so với nhau? Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần nắm được.
Lượng đường có trong nho khô bao giờ cũng cao hơn so với nho tươi do chúng đã bị loại bỏ nước và cô đặc lượng đường lại. Bên cạnh đó khác với nho tươi thì nho khô lại là loại có chỉ số đường huyết cao, giao động từ 53 đến 75.

Ngoài ra nước ép nho cũng là loại đồ uống mà người tiểu đường cần cân nhắc. Sẽ an toàn hơn cho người bệnh nếu sử dụng nước ép nho tươi thay vì nước ép nho đóng chai.
Vì vậy đối với nho khô và nước ép nho bạn đều cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi ăn. Tốt nhất là bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo không gặp phải các sự cố ngoài ý muốn.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất để bạn có thể giải đáp thắc mắc người tiểu đường ăn nho được không. Cùng cập nhật các bài viết khác của Gluzabet để có những chế độ ăn phù hợp nhất dành cho người tiểu đường nhé.
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng của lá sung với bệnh tiểu đường
Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường
Tiểu đường ăn nho được không
Tiểu đường ăn dưa hấu được không