Bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngô luộc không?

Ngô là một loại thực phẩm an toàn vừa phải cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy người tiểu đường có ăn được ngô luộc không và ăn bao nhiêu là phù hợp, hãy cùng Sữa tiểu đường Gluzabet đi tìm đáp án trong bài viết này nhé!

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngô luộc không?
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngô luộc không?

Xem thêm:

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Thành phần dinh dưỡng của ngô là gì?

Trong khẩu phần 1 bắp ngô chín có chứa
  • 2,5 gam chất xơ
  • 2,9 gam chất đạm (protein)
  • 1,1 gam chất béo (phần lớn chất béo trong ngô là từ chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa có lợi cho tim mạch)
  • 17,1 gam carbohydrate
Ngô cũng là nguồn cung vitamin và chất dinh dưỡng tuyệt vời, gồm có:
  • Vitamin A, B và C
  • Kali
  • Magiê
  • Sắt
  • Kẽm

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được ngô luộc không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được ngô luộc không? Ngô là một loại thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng và hoàn toàn có thể trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa ăn kiêng dinh dưỡng. Ngô được phân loại là một loại rau “giàu tinh bột” (cùng với khoai tây, đậu Hà Lan và bí).

Ngô rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường vì trong ngô chứa thành phần dinh dưỡng cung cấp năng lượng như trên. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, ngô còn có thể là nguồn cung carbohydrate lành mạnh tức thì cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường.

Một trong những lý do mà người tiểu đường nên ăn ngô là trong ngô có chứa rất ít chất béo, không gây tăng cân và không bị ngán nếu sử dụng thường xuyên. Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn thực phẩm an toàn cho người tiểu đường. Giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát là vấn đề rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Ngoài ra, thực phẩm ít chất béo rất tốt cho tim mạch. Thực phẩm càng ít calo thì càng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó, để trả lười cho câu hỏi Tiểu đường có ăn được ngô luộc không? thì chắc chắn là ăn được và có thể ăn thay cơm trong các bữa chính hàng ngày.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được ngô luộc không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được ngô luộc không?

Xem thêm:

Tiểu đường có ăn được dưa hấu không?

Tiểu đường có ăn chuối được không?

Ăn ngô đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân tiểu đường

Sau khi tìm ra đáp án cho câu hỏi Tiểu đường có ăn được ngô luộc không?, chúng ta tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của việc ăn ngô đối với người tiểu đường.Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ nhiều flavonoid (nhóm hợp chất có trong ngô) làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra:

  • Một lượng vừa phải tinh bột kháng (khoảng 10 gam mỗi ngày) từ ngô có thể làm giảm phản ứng của glucose và insulin.
  • Ăn ngô nguyên hạt thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và có thể giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.

Ngoài ra, ngô có thể được sử dụng như một trong các món chính trong bữa ăn của người mắc tiểu đường.

Tiểu đường có ăn được ngô luộc không? - Lợi ích
Tiểu đường có ăn được ngô luộc không? – Lợi ích

Có nên ăn ngô thường xuyên không?

Người tiểu đường có thể ăn ngô luộc, tuy nhiên ăn quá nhiều ngô có một số tác dụng phụ nguy hiểm như sau:
  • Thiếu hụt vitamin, axit amin (lysine và tryptophan) và niacin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh pellagra.
  • Trong ngô có chứa đường (lượng vừa phải), do đó mặc dù có thể ăn nhưng người tiểu đường không nên ăn thường xuyên và ăn quá nhiều.
  • Ngô chứa một lượng lớn đường và carbohydrate, do đó ăn quá nhiều ngô có thể dẫn đến tăng cân.

Khẩu phần ăn hợp lý dành cho bệnh nhân tiểu đường

Vậy người bệnh tiểu đường nên có khẩu phần ăn kết hợp với ngô như thế nào cho hợp lý? Nhìn chung, khẩu phần tiêu chuẩn cho ngô là ½ bắp cho một bữa và một ngày chỉ nên dùng từ một nửa cho đến 1 bắp ngô, không nên tiếp tục ăn ngô luộc trong ngày tiếp theo.

Nếu việc ăn ngô luộc quá nhàm chán thì bệnh nhân có thể ăn kết hợp với một số loại gia vị, nhưng nên tránh các gia vị không rõ nguồn gốc và không được khuyến khích bởi bác sĩ. Ngoài gia vị, khẩu phần ăn có ngô nên bổ sung thêm các loại chất khác như đạm, xơ, vitamin,… để người bệnh không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Người tiểu đường có thể dùng ngô luộc để làm thành các món dễ ăn như salad, ngô nghiền, sữa ngô không đường, súp ngô,…

Tiểu đường có ăn được ngô luộc không? - Khẩu phần ăn chứa ngô
Tiểu đường có ăn được ngô luộc không? – Khẩu phần ăn chứa ngô

Xem thêm:

Tiểu đường ăn mì tôm được không?

Tiểu đường ăn đu đủ chín được không?

Vậy bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngô luộc không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Ngoài ngô luộc, bạn có thể kết hợp các cách nấu ăn khác với ngô để đa dạng món ăn của mình. Gluzabet hy vọng rằng bài viết này hữu ích cho bạn, hẹn gặp lại bạn trong các chuyên mục bổ ích khác!

Đánh giá post

Trả lời