Nước dừa là một loại nước giải khát tự nhiên rất bổ dưỡng nhưng lại có vị ngọt. Do vậy, nhiều người cũng đưa ra nhiều thắc mắc rằng người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Gluzabet để có câu trả lời câu hỏi này.
Giá trị dinh dưỡng của nước dừa

Dừa non có nhiều nước và vị ngọt hơn dừa già. Dừa càng già thì cùi càng dày, ít nước và có vị chua. Nước dừa là thức uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là các nước nhiệt đới Đông Nam Á, không chứa chất béo, ít năng lượng. Liệu người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không với thành phần dinh dưỡng như trên?
Xem thêm:
Tiểu đường có uống được C sủi không?
Người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không? Người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống nước dừa. Với hàm lượng đường và chỉ số GI thấp, nước dừa rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong nước dừa còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt có lợi cho sức khỏe người sử dụng:

-
Chỉ số đường huyết GI của nước dừa là 3. Đây là một trong những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên rất an toàn cho người bị bệnh tiểu đường
-
Nước dừa chứa 94% là nước, không có chất béo và ít calo (trong 240 ml nước dừa chứa 60 calo) được cho là khá ổn đối với sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.
-
Nước dừa cũng cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng. Trong 240ml nước dừa có khoảng 4% nhu cầu canxi, 4% nhu cầu magie, 2% nhu cầu phốt pho và 15% nhu cầu kali mỗi ngày. Vì vậy, nước dừa đóng một vai trò quan trọng như một chất điện giải để bù nước và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Vì vậy với câu hỏi bệnh nhân tiểu đường có uống được nước dừa không thì có thể khẳng định rằng bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể uống được nước dừa. Tuy nhiên, cần uống nước dừa đúng liều lượng. Vì trong 240ml nước dừa có 8g đường nên nếu uống nhiều và thường xuyên, nước dừa có thể làm tăng lượng đường trong máu. Mặt khác, nước dừa chứa một lượng lớn kali nên có thể làm tăng lượng kali trong máu và gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim hoặc suy thận.
Xem thêm:
Tiểu đường có uống được nụ tam thất không?
Tiểu đường uống mật ong được không?
Lợi ích của nước dừa đối với bệnh nhân tiểu đường
Để làm rõ hơn câu hỏi bệnh nhân tiểu đường có uống được nước dừa không, trước hết chúng ta hãy xem xét thành phần giá trì dinh dưỡng trong một cốc (240 ml) nước dừa như sau:

Nước dừa có nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Cụ thể:
Cải thiện lượng đường huyết
Nước dừa có chứa magiê, loại khoáng chất có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường. Cùng với hàm lượng chất xơ và axit amino, nước dừa còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hạn chế hấp thu đường vào máu. Từ đó, cải thiện lượng đường trong máu và giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Theo một nghiên cứu năm 2015, một con chuột thí nghiệm mắc bệnh tiểu đường thường xuyên uống nước dừa thì luôn duy trì được lượng đường trong máu tốt hơn những con khác. Ngoài ra chúng cũng có hemoglobin A1c thấp hơn, có nghĩa là khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định, lâu dài hơn.
Giảm biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường
Trong nước dừa có chứa một lượng lớn kali và khoáng chất này có tác dụng hạ huyết áp. Kali còn giúp thư giãn mạch máu, giảm áp lực lên thành mạch và giảm huyết áp, giữ huyết áp luôn ổn định. Đồng thời, kali cũng loại bỏ chất lỏng dư thừa giúp tim bạn không phải làm việc quá sức và có thể điều hòa nhịp tim tốt hơn.
Ngoài ra, nước dừa được ví như một loại statin có tác dụng giảm cholesterol và hạn chế các bệnh tim mạch. Vì vậy, người ta tin rằng sử dụng nước dừa có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được các biến chứng tim mạch, cao huyết áp hay đột quỵ.
Giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cân
Khi bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân hoặc béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy bị giảm và khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm. Vì vậy, những người béo phì tiềm ẩn nhiều nguy cơ đường trong máu cao.
Việc uống nước dừa vừa giúp bổ sung năng lượng và giải khát vừa không làm tăng cân và tăng lượng đường huyết. Có thể nói, nước dừa tốt với sức khỏe của hầu hết mọi người.

Uống nước dừa là một trong những phương pháp giảm cân tự nhiên hiệu quả.
Nước dừa chứa rất ít calo và chất béo nên người bệnh không bị tăng cân. Khi kết hợp với hoạt động, tập thể dục sẽ giúp đốt cháy lượng lớn calo. Đồng thời, những người mắc bệnh tiểu đường có thể kéo dài cảm giác no bằng cách uống nước dừa. Từ đó sử dụng nước dừa để hỗ trợ người bệnh giảm cân hiệu quả.
Giúp bù nước và điện giải
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là đi tiểu thường xuyên. Do đó, bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị mất nước. Và việc bù nước là cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể.
Uống nước dừa bổ sung cho cơ thể một lượng nước lớn (trong nước dừa chứa 94% là nước) bị thiếu hụt do đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, nước dừa còn đóng vai trò như một chất điện giải vì nó cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, kali, natri, canxi mà không chứa chất bảo quản có hại.

Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì?
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc Bệnh nhân tiểu đường có uống được nước dừa không? đã được giải đáp. Sử dụng nước dừa đúng liều lượng, đúng cách giúp cải thiện lượng đường trong máu, hạn chế nhiều biến chứng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?