Người bệnh tiểu đường sút cân nhanh là một trong những biến chứng nguy hiểm của người bệnh tiểu đường và bằng cách nào để hạn chế sút cân ở người tiểu đường? Hãy cùng Gluzabet tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tại sao bệnh tiểu đường sút cân nhanh
Trọng lượng cơ thể của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, nhưng bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bệnh nhân. Điều này có thể phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường mà bệnh nhân mắc phải là type 1 hay type 2.
Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường khi đến khám bác sĩ nhờ những dấu hiệu về việc sút cân không giải thích được của mình. Có một số nguyên nhân gây nên tình trạng sút cân tiểu đường, cụ thể như sau:
Đường trong máu cao
Nguyên nhân dẫn tới sút cân nhanh đều có liên quan đến hormone insulin. Insulun đóng vai trò phân giản đường glucose từ thức ăn thành năng lượng để phục vụ mọi hoạt động của cơ thể trong ngày. Tuy nhiên, các bệnh nhân mắc tiểu đường không thể tự sản xuất hay sản xuất quá ít insulin, khiến lượng đường bạn nạp vào từ thức ăn không giải phòng thành năng lượng mà tích tụ trong máu và vài tiết qua đường nước tiểu. Cơ thể bạn muốn duy trì hoạt động sống phải bắt buộc lấy năng lượng dự trữ từ các mô mỡ và cơ để bù đắp. Lượng calo mất đi này là nguyên nhân khiến người bệnh tiểu được lại dễ bị sút cân.

Mất nước
Khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ. Do đó, khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần là các triệu chứng bệnh tiểu đường bị sút cân.

Khi người bệnh thường xuyên đi tiểu mà không uống đủ nước để thay thế dịch chất lỏng vừa lấy từ tế bào sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Hàm lượng đường trong máu càng cao kéo theo chất dịch lấy từ mô tế bào càng nhiều. Mất nước nhiều dẫn đến có thể dẫn đến sút cân nhanh chóng.
Phá huỷ cơ
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt insulin ở bệnh tiểu đường làm giảm tổng hợp protein và mỡ. Mà trong đó, protein mà thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ bắp. Bên cạnh đó, cơ bắp chiếm đến 36% trọng lượng trung bình của nữ giới và 45% trọng lượng nam giới

Cường giáp
Những người bị bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc bệnh cường giáp cao hơn những người bình thường. Đầu tiên, chúng ta cần chú ý rằng cường giáp là một hội chứng chứ không phải một bệnh riêng biệt. Cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp ( triiodothyronine và thyroxin ) dẫn tới triệu chứng tăng chuyển hóa quá mức gây tim đập nhanh, gầy sút cân, đổ mồ hôi và run.

Tiểu đường sút cân nhanh có nguy hiểm không?
Rất nhiều người nghĩ tình trạng sút cân ở người tiểu đường chỉ là một triệu chứng thông thường, không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Song nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sút cân kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chuyển hóa carbohydrate, suy gan, suy thận, biến chứng thần kinh gây mờ mắt, phù nề tay chân,…



Ngoài ra, tiểu đường sút cân khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, gầy guộc, không những ảnh hưởng đến vóc dáng, ngoại hình của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến tâm lí như: tự ti, ngại giao tiếp, hay cáu gắt, chán nản, mệt mỏi,… Những suy nghĩ tiêu cực này khiến cho đời sống tinh thần của người bệnh trở nên tồi tệ. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, làm cho căn bệnh diễn biến ngày càng xấu đi.
Do đó, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu sút cân không rõ lý do, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Điều trị càng sớm càng có hiệu quả giúp bạn tránh được những biến chứng do tiểu đường sút cân gây ra.
Xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/hinh-anh-bien-chung-benh-tieu-duong
Cách hạn chế tiểu đường sút cân nhanh
Thực đơn tăng cân dành cho người tiểu đường
Đối với người bị sút cân do tiểu đường, cần xây dựng một lối sống lành mạnh và thực đơn tăng cân chuẩn khoa học cho người bệnh nếu muốn tăng cân trở lại.
Ăn nhiều thực phẩm giàu protein
Như các bạn đã biết, protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người, nó có tác dụng xây dựng và duy trì cơ bắp, từ đó giúp bạn tăng cân. Đây cũng là lý do vì sao những người tập gym thường ăn nhiều thịt. Các loại thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng như: các loại đậu, trứng, thịt gà bỏ da, cá, trứng, sữa không đường,…

Chia thực đơn thành các bữa nhỏ
Thay vì ăn 3 bữa chính thì bạn có thể chia thực đơn thành 5 bữa, trong đó 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Điều này sẽ giúp bạn định lượng tương đối chính xác lượng calo nạp vào của từng bữa ăn, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Trong các bữa phụ người bệnh không nên ăn nhiều để tránh thừa chất, thực phẩm tốt nhất cho 2 bữa phụ là các món ăn nhẹ nhàng như uống sữa hoặc trái cây ít đường như: dâu tây, bơ, kiwi,…

Xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/thuc-don-an-sang-cho-nguoi-tieu-duong
Lựa chọn thực phẩm giàu carb tốt
Lựa chọn ăn các thực phẩm giàu carb tốt, chỉ số GI thấp sẽ giúp cho cơ thể duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định ngay cả khi bạn đang ăn theo chế độ tăng cân.
Các thực phẩm giàu carb được chuyên gia khuyên dùng là:
- Các loại ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch, khoai lang, bánh mì đen, bánh mì ngũ cốc,…
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt macca, hạt chia,…
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu hà lan, đậu đen,…
- Một số loại trái cây: Dâu tây, kiwi, táo, bưởi, cam, quýt,…
- Các loại ranh xanh thẫm: Rau súp lơ, rau ngót, cải xoăn, rau chân vịt,…
- Sữa: Sữa không đường, sữa hạt, sữa tách béo, sữa chua,…
Bổ sung chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa là sự lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân sút cân tiểu đường vì cung cấp một lượng chất béo lành mạnh giúp người bệnh tăng cân nhưng không nạp vào cao rỗng. Ngoài ra, chất béo không bão hòa còn rất tốt cho tim mạch. Hầu hết chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật như:
- Dầu thực vật: dầu oliu, dầu mè, dầu hưóng dương,…
- Quả bơ: chất béo không bão hòa trong quả bơ vừa tốt cho sức khỏe và vóc dáng cơ thể, vừa làm đẹp da.
- Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca,…
- Cá: cá thu, cà hồi,… chứa nhiều omega-3 là chất béo không bão hòa rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là mắt.
-
Dầu thực vật từ hướng dương, macca, bơ, dừa, oliu, lạc, mè vừng, hạnh nhân…
Hạn chế ăn tinh bột
Mặc dù tinh bột giúp bạn tăng cân hiệu quả, xong nguồn thực phẩm này lại làm tăng chỉ số đường huyết một cách nhanh chóng. Do đó người tiểu đường sút cân nên hạn chế ăn tinh bột, đặc biệt là những loại tinh bột chuyển hóa nhanh như cơm trắng, bánh mì trắng, bún, phở,…
Ăn nhiều chất xơ
Sở dĩ chất xơ tối quan trọng với bệnh nhân tiểu đường vì bản thân nó không làm tăng lượng đường trong máu vì nó không thể tiêu hóa, giúp đẩy lùi những tác động của chất carbohydrate trong thực phẩm tạo ra nhiều năng lượng làm tăng đường máu của người bệnh. Khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.
xem thêm: https://suagluzabet.com.vn/thuc-don-an-sang-cho-nguoi-tieu-duong

Luyện tập thể dục đều đặn
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, việc luyện tập thể dục mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế sút cân ở người tiểu đường. Tập thể dục giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định và cân bằng. Đồng thời vận động giúp bạn tiêu hao năng lượng, săn chắc cơ bắp, từ đó gây ra cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn, tăng mức độ chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành cơ bắp. Do đó, việc luyện tập thể dục vừa giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường, vừa giúp bạn tăng cân, đảm bảo sức khỏe.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn các bài tập nặng nhẹ khác nhau để phù hợp với thể lực cũng như khả năng của bản thân. Một số bài tập mà bạn có thể tham khảo như:
- Tập gym: Máy móc, thiết bị ở phòng tập sẽ giúp bạn luyện tập dễ dàng nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, tập cùng PT cũng giúp hạn chế được những chấn thương trong quá trình luyện tập.
- Tập yoga: Yoga giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tuy không phải vận động nhiều, xong các động tác giãn cơ cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện tình trạng bệnh
- Các bài tập đơn giản: Chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… cũng giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường sút cân nhanh nên kiên trì luyện tập trong thời gian dài từ 3-6 tháng. Mỗi ngày đều đặn luyện tập từ 30-45 phút. Ngoài ra, người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý bằng cách đi ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức,… Điều này giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng để người bệnh nhanh phục hồi.
Sau khi làm rõ được “Hạn chế tình trạng bệnh tiểu đường sút cân nhanh” bệnh nhân và người nhà có thể cân nhắc bổ sung thêm sữa Gluzabet.

Sữa tiểu đường Gluzabet với nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, Gluzabet là sản phẩm kết hợp sự nghiên cứu giữa chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ về ứng dụng công nghệ Enzyme hoạt hóa. Sản phẩm sữa được sản xuất từ dây chuyền công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Mỹ. Trên thực tế, nếu ai không mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn sử dụng sữa Gluzabet thì có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế tối đa tình trạng giảm đường huyết một cách hiệu quả.
Qua đây, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách hạn chế tình trạng sút cân ở người tiểu đường. Mặc dù sút cân là một triệu chứng của bệnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu của việc giảm cân không rõ lí do, người bệnh cần khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị hợp lý.
Mọi thông tin về sản phẩm cũng như chương trình khuyến mại tại đây: https://suagluzabet.com.vn
Gluzabet xin trân thành cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?