Đối với những người mắc tiểu đường nói chung và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nói riêng, việc đưa khoai lang thực đơn cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Vậy mẹ bầu đang mắc tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Giá trị dinh dưỡng trong 1 củ khoai lang
Khoai lang là một loài cây có các rễ phát triển thành củ lớn, còn được gọi là củ khoai lang. Khoai lang có nhiều kích thước cũng như màu sắc khác nhau tùy vào giống cây. Nhìn chung các loại khoai lang đều chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt bùi.

Củ khoai lang được xem là một nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, được xếp vào các dòng rau củ lẫn lương thực. Bên cạnh đó, lá non và thân non của cây khoai lang cũng được sử dụng như một loại rau.
Khoai lang là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể như: chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng. Cụ thể, trong 100gr khoai lang đã nấu chín được nghiên cứu có:
- Năng lượng: 85 calo
- Chất béo (Lipid): 0
- Cholesterol: 0mg
- Carbohydrate: 20g
- Protein: 1.6g
- Chất xơ: 3g
- Đường: 4.2g
- Vitamin C: 2.4mg
Và còn các dưỡng chất quan trọng khác như: Natri, Kali, Vitamin B6, Vitamin E, Canxi,… Bên cạnh đó, các loại khoai lang sẫm màu (vàng, tím) còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa. Chính vì thế, đây là thực phẩm được nhiều chị em phụ nữ yêu thích nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và vô cùng dễ ăn.
Nhưng đối với những người đang trong thời gian mắc tiểu đường thai kỳ thì đây có phải một thực phẩm an toàn? Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Trước tiên hãy cùng xem loại củ này mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe nhé!
Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Bởi mang trong mình nhiều dưỡng chất đã được kể trên, khoai lang tất nhiên đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tiêu dùng. Một số những điều tích cực khoai lang đem lại có thể kể đến: Duy trì sự ổn định của huyết áp; giảm thiểu nguy cơ ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa, bảo vệ mắt, hạn chế tình trạng béo phì, giảm tình trạng viêm,…
Với nhiều dưỡng cùng việc mang độ ngọt tự nhiên, bổ sung khoai lang vào bữa ăn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, liệu thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không?
Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
Bởi có vị ngọt nên nhiều thai phụ đang trong giai đoạn chữa trị tiểu đường thai kỳ có phần dè chừng khoai lang. Thế nhưng, đây lại là loại thực phẩm rất tốt trong việc giảm thiểu khả năng đường huyết tăng trong thời kỳ mang thai của các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Vì thế để trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?” Câu trả lời chắc chắn là có.

Một số chất trong khoai lang có quyền quyết định lớn đến câu trả lời cho vấn đề “Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?”. Cụ thể:
- Vitamin A: Vitamin A trong khoai lang có thể góp phần duy trì mô, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong bụng, cũng như hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu. Giúp đào thải các chất không cần thiết nhanh chóng, giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn.
- Kali: Thai phụ cần dung nạp nhiều Kali hơn so với bình thường. Và khoai lang là thực phẩm chứa lượng lớn kali, giúp cân bằng lượng chất lỏng bên trong cũng như hỗ trợ điều hòa huyết áp – Yếu tố quan trọng trong bệnh lý tiểu đường nói chung.
- Thực tế, lượng đường/chỉ số glycemic (GI) trong khoai lang rất thấp (thấp hơn cả khoai tây). Vì thế, đây được xem là món ăn khá lý tưởng bởi loại củ này sẽ không gây ra sự tăng nhanh đường huyết sau khi ăn.
- Chất xơ trong khoai lang được xem là yếu tố quan trọng trong việc xác định “Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?”. Bởi chúng giúp thai phụ tránh khỏi tình trạng táo bón cũng như đảo thải đường và cholesterol.
- Đặc biệt, khoai lang hầu như không có chất béo. Điều này rất tốt cho việc ngăn ngừa béo phì, tăng cân không phanh trong và sau khi thai phụ chữa trị dứt điểm tiểu đường thai kỳ.

Bí quyết ăn khoai lang của thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ
Gluzabet đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi:“Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?”. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều khoai lang cũng sẽ vô tình gây tác dụng ngược cho sức khỏe của người mắc tiểu đường thai kỳ.
Lời khuyên được dành ra:
- Mẹ nên dùng khoai lang luộc, hấp hoặc nướng,không nên ăn khoai chiên thành miếng.
- Không ăn khoai lang chung với rau củ muối như dưa muối, củ cải muối, sự kết hợp này vô tình sản sinh axit không tốt cho dạ dày.
- Nói không với khoai lang sống và khoai đã mọc mầm. Bởi lớp màng tinh bột ở khoai sống và các chất sinh ra khi khoai mọc mầm gây ảnh hưởng xấu.
- Thai phụ chỉ nên ăn không quá 250g khoai lang một ngày để tránh tình trạng thừa vitamin A không tốt cho thai nhi.

Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không?
Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
Sau khi đã tìm hiểu kỹ về vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không, Gluzabet mong rằng mẹ đã hiểu rõ hơn về loại củ đầy dinh dưỡng này. Mẹ và gia đình hãy đón đọc thêm các chia sẻ của Gluzabet về nhiều loại thực phẩm khác nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?