Hiện nay, không ít phụ nữ khi chuẩn bị mang thai hoặc đang trong quá trình dưỡng thai, đã từng nghe qua bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhiều người thắc mắc rằng liệu tiểu đường thai kỳ có khỏi không?! Cùng Gluzabet giải đáp thắc mắc thông qua bài viết này.

Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Như tên gọi, tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus/ GDM) xuất hiện ở đang mang thai. Cụm từ này được dùng để phân biệt các hội chứng rối loạn dung nạp, chuyển hóa đường trong cơ thể thai phụ.
Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ quan nhau thai tiết ra các hoocmon hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các hoocmon này vô tình gây cản trở khả năng sản sinh Insulin – hoocmon cần thiết cho quá trình chuyển hóa đường Glucose thành năng lượng, hay còn gọi là kháng Insulin.
Đái tháo đường thai kỳ tương tự như căn bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể mẹ và cả bé trong quá trình nuôi dưỡng, thậm chí sau khi sinh. Vì thế, nhiều thai phụ lo lắng liệu tiểu đường thai kỳ có khỏi không?
Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Bệnh lý tiểu đường thai kỳ rất dễ mắc phải nếu thai phụ không cân bằng được lượng đường huyết nạp vào cơ thể. Một số đối tượng có nhiều nguy cơ gặp phải bệnh lý này hơn so với người bình thường:
- Những người ăn uống không điều độ, mắc chứng béo phì và dễ bị thừa cân.
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường từ những thế hệ trước (đặc biệt là thế hệ đầu).
- Người đã từng sinh con với cân nặng trên ≥ 4kg.
- Tình trạng buồng trứng đa nang.
- Đã từng mắc bất kỳ hội chứng rối loạn dung nạp, chuyển hóa đường Glucose trước đó.
- Đặc biệt, chủng tộc châu Á có khả năng mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn.
- Thai phụ trên 35 tuổi sẽ dễ gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.
Với những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong hội những mẹ bỉm là “Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?.
Xem thêm:
Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?
Một tin vui cho thai phụ không may mắc phải tiểu đường thai kỳ. Để trả lời cho câu hỏi: Tiểu đường thai kỳ có khỏi không? thì đây là căn bệnh có thể khỏi, trái ngược với những bệnh lý tiểu đường thông thường.
Sau khi đã sinh hạ bé, lượng hoocmon được nhau thai sản sinh sẽ trở lại bình thường. Từ đó, Insulin cần thiết cho việc chuyển hóa đường thành năng lượng cũng được sản xuất một cách điều độ. Thời gian khỏi bệnh rơi vào từ 1-3 tháng sau sinh.

Tuy nhiên, đối với thai phụ đã có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ, nếu không kiểm soát lượng đường một cách nghiêm ngặt, rất dễ dẫn đến đái tháo đường tuýp 2.
Cách ngăn ngừa và điều trị bệnh lý tiểu đường thai kỳ
Tuy đã giải đáp được thắc mắc của nhiều mẹ bỉm: “Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?”, thế nhưng việc phòng tránh và điều trị bệnh lý này vẫn cần được quan tâm đúng cách.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Dù trước, trong hay sau giai đoạn mang thai, việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn hằng ngày luôn có một vị trí quan trọng khi nhắc đến vấn đề tiểu đường thai kỳ có khỏi không.

Mẹ nên xây dựng một thực đơn hợp lý dựa trên góp ý của chuyên gia, bác sĩ để giảm thiểu tốt nhất khả năng phát tiểu đường thai kỳ trong tương lai.
Chế độ tập luyện
Như đã xuất hiện tại phần đối tượng có nguy cơ cao, những người thừa cân béo phì sẽ dễ gặp phải bệnh lý đái tháo đường thai kỳ hơn. Do đó, không sai khi nói chế độ luyện tập sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: “Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?”.
Việc luyện tập điều độ còn giúp mẹ và cả thai nhi có được sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên tập luyện quá sức. Thay vào đó những bài tập yoga, vận động nhẹ sẽ phù hợp với thai phụ hơn cả.
Thường xuyên xét nghiệm và theo dõi lượng đường huyết
Đối với những thai phụ có nguy cơ cao dễ mắc phải đái tháo đường thai kỳ, việc duy trì xét nghiệm đường huyết thường xuyên sẽ giúp mẹ sẵn sàng cho khoảng thời gian kiểm soát đường sắp tới.
Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên để theo dõi kịp thời lượng đường Glucose có trong máu, cũng như kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, mẹ nhé!

Xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Vấn đề “Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?” sau bài viết này đã phần nào được giải đáp một cách kỹ lưỡng cho mọi thai phụ. Đừng quên rằng chế độ sinh hoạt sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng gặp phải bệnh lý này, vậy nên mẹ và gia đình hãy chú ý sinh hoạt và ăn uống điều độ nhé!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?