Người mắc bệnh tiểu đường luôn phải kiểm soát và quản lý lượng carbohydrate và đường mà họ tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, người tiểu đường không cần tránh đồ ngọt hoàn toàn. Vậy liệu người tiểu đường uống mật ong được không?, hãy lắng nghe những chia sẻ của Gluzabet ngay sau đây.
Giá trị dinh dưỡng có trong 100g mật ong
Thành phần dinh dưỡng của mật ong được thể hiện trong bảng so sánh giá trị dinh dưỡng có trong 100g mật ong so với 100g đường cát sau:

Xem thêm:
Tiểu đường có uống được nước dừa không?
Tiểu đường có uống được nụ tam thất không?
Người bệnh tiểu đường uống mật ong được không?
Câu hỏi được đặt ra là: Người tiểu đường uống mật ong được không? Mật ong là thực phẩm bổ dưỡng từ thiên nhiên và người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mật ong. Tuy nhiên, việc người tiểu đường uống mật ong được không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Cụ thể:
- Với các bệnh nhân tiểu đường có mức BMI>23kg/m2 – tức là người có thể trạng cơ thể lớn – việc kiêng sử dụng chất ngọt, trong đó có mật ong là điều cần thiết để kiểm soát cân nặng và bảo vệ nền tảng sức khỏe. Vì thế, nếu bệnh nhân đang bị béo phì (thừa cân) và không thể kiểm soát bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng mật ong.
- Với bệnh nhân tiểu đường có mức thể trạng cơ thể bình thường .hì có thể sử dụng mật ong nhưng cần cân đối liều lượng.
Mặc dù mật ong chứa nhiều carbohydrate và đường nhưng so với đường cát hay các chế phẩm khác thì lượng đường tự nhiên này sẽ ít ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể hơn.

Mối liên hệ giữa mật ong và tiểu đường
Ở trên, chúng ta đã có được đáp án cho câu hỏi Người tiểu đường uống mật ong được không?. Ngay trong phần này, hãy cùng đi tìm hiểu những điểm lợi mà mật ong mang lại cho người tiểu đường.
Mật ong chứa đường tự nhiên, ít ảnh hưởng tới đường huyết
Mặc dù mật ong chứa nhiều đường nhưng đây là loại đường tự nhiên được tạo ra từ mật hoa của ong mật. Nếu đường cát chứa 50% glucose và 50% fructose, thì thành phần này trong mật ong chỉ có 30% glucose và hơn 40% fructose. Do đó, mật ong an toàn hơn so với đường tinh luyện và các chất bổ sung khác cho người bị tiểu đường …
Trong một nghiên cứu, lượng đường trong máu của người tham gia được đo sau khi tiêu thụ mật ong và đường tinh luyện trong khoảng từ 1 đến 2 giờ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng với mật ong thì lượng đường trong máu đạt đỉnh điểm sau khoảng 1 giờ đồng hồ, tiếp theo đó là giảm dần trong 2, 3 giờ tiếp theo.
Chắc hẳn đến đây các bạn đã phần nào có câu trả lời cho thắc mắc ”tiểu đường uống mật ong được không” rồi. Đường trong mật ong không làm ảnh hưởng nhiều đến lượng đường huyết của các bạn sau khi sử dụng.
Chỉ số GI, carbohydrate và calo của mật ong “an toàn” hơn các loại đường khác
Mỗi 100g mật ong chứa khoảng 81,3 g carbohydrate và 327 kcal. Đối với đường cát, mỗi muỗng cà phê chứa 97,4 g carbohydrate và 390 kcal. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là lượng đường trong mật ong ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ngoài ra, GI của mật ong là 58, trong khi đường ăn có GI là 65 hoặc glucose là 100. Do đó, mật ong có GI thấp hơn các loại đường khác nên “thân thiện” hơn và có thể dùng thay thế đường để “an toàn” hơn với bệnh tiểu đường.

Xem thêm:
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì?
Mật ong làm tăng insulin
Khi sử dụng mật ong sẽ làm tăng hàm lượng C-peptide, một chất do tuyến tụy tiết ra cùng với insulin tăng lên. Điều này cho thấy quá trình sản xuất insulin diễn ra suôn sẻ và có tác động tích cực đến quá trình ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Hỗ trợ khi người bệnh gặp phải biến chứng tiểu đường
Mặc dù mật ong không thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường nhưng trong một số trường hợp lại có tác dụng hỗ trợ khi bệnh nhân xuất hiện các biến chứng tiểu đường. Ví dụ, bệnh nhân cần được điều trị bằng insulin, dùng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết khiến bệnh nhân bất tỉnh. Lúc này mật ong có tác dụng cấp cứu kịp thời làm tăng lượng đường trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường uống mật ong được không? Câu trả lời là có, nhưng mật ong có chứa một lượng lớn carbohydrate. Vì vậy, người bệnh tiểu đường vẫn nên hạn chế sử dụng mật ong hoặc sử dụng với liều lượng thích hợp để tránh tình trạng tăng đường huyết ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
Ai không nên sử dụng mật ong?
Không chỉ người tiểu đường mà cả những người bình thường có các vấn đề sức khỏe sau không nên sử dụng mật ong:
- Phụ nữ đang mang thai bị tiểu đường thai kỳ: Nên thận trọng vì mật ong có thể kích thích co tử cung. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
- Người bị rối loạn chức năng ruột: Mật ong có thể gây co bóp ruột mạnh, làm rối loạn hệ thống ruột và gây tiêu chảy, táo bón…
- Người bị huyết áp thấp: Mật ong có chứa hợp chất Acetylcholine có thể làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người huyết áp thấp không nên sử dụng mật ong.
- Người vừa phẫu thuật: Bệnh nhân vừa phẫu thuật cơ thể thường bị yếu, hấp thu kém, mất nhiều máu. Do mật ong có nhiều chất dinh dưỡng nên có thể hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức gây căng gan, chướng bụng,…

Xem thêm:
Tiểu đường có uống được C sủi không?
Thông qua bài viết trên đây, Gluzabet mong rằng đã giải đáp phần nào cho thắc mắc Tiểu đường uống mật ong được không? cho các bạn. Nhìn chung, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể uống mật ong, tuy nhiên nên sử dụng có chừng mực và tuân thủ các lưu ý khi sử dụng mật ong. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?