Cam được xem như là loại quả vô cùng bổ dưỡng cùng với nhiều tác dụng cực tốt. Vậy người bị tiểu đường uống nước cam được không, hãy để Gluzabet giải đáp cho bạn nhé!

Xem thêm:
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa?
Người tiểu đường uống nước cam được không? Những lợi ích của nước cam
Cam rất giàu vitamin C và khoáng chất. Khi sử dụng đúng cách, cam có thể giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ nhan sắc, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, do trong cam có hàm lượng đường cao nên nhiều người lo lắng vấn đề người tiểu đường uống nước cam được không.
Trên thực tế, người bị tiểu đường có thể sử dụng nước cam nhưng không nên dùng quá nhiều, quá liều lượng cho phép vì thực chất trong cam vẫn chứa một lượng đường nhất định, cụ thể 100g cam chứa khoảng 12 đến 15g đường. Nếu uống quá nhiều nước cam sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Đổi lại, những bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng nước cam điều độ sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Cam là loại quả giàu vitamin C, loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Điều hòa huyết áp: Trong nước cam có chứa kali, một loại khoáng chất có vai trò điều hòa cân bằng dịch nội bào và do đó ổn định huyết áp ở những bệnh nhân tiểu đường.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Nước cam thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ nên rất có lợi cho tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao cùng với độ chua vừa phải trong cam sẽ kích thích dạ dày hoạt động tốt.
- Thân thiện với người tiểu đường: Nếu bạn đang băn khoăn người tiểu đường uống nước cam được không thì câu trả lời là có. Uống hoặc ăn cam rất phù hợp với chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.
- Hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường: Vì flavonoid, vitamin và khoáng chất trong nước cam giúp giảm viêm, do đó chúng có tác dụng giảm nguy cơ tổn thương các cơ quan trong cơ thể, gây ra do ảnh hưởng của tiểu đường.
- Sáng mắt: Uống nước cam làm tăng lutein trong cơ thể, giúp chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Những ai còn thắc mắc bệnh nhân tiểu đường uống nước cam được không thì đây cũng là một lý do rất thuyết phục. Cam giúp ngăn ngừa một phần các biến chứng võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra.
Vậy bệnh nhân tiểu đường uống nước cam được không, câu trả lời là: Hoàn toàn có thể uống được, nhưng không nên uống quá nhiều.
Xem thêm:
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Người tiểu đường uống nên bao nhiêu nước cam là đủ ?

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích nên uống nước cam. Khi uống nước cam không nên cho thêm đường, chất tạo ngọt vì vừa không tốt cho sức khỏe cũng như không tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho rằng, lượng nước cam tối đa mà người tiểu đường có thể dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1 – 2 cốc nước cam nhỏ.
Lưu ý khi uống nước cam ở người bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý một vài vấn đề khi sử dụng nước cam:
- Không dùng nước cam sau khi uống sữa: Vì axit tartaric của cam có thể phản ứng với protein có trong sữa dễ gây ra đau bụng và tiêu chảy.
- Không nên uống nước cam lúc đói: Vì khi bụng đói vì các axit hữu cơ trong cam sẽ tấn công niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Không uống nước cam đóng chai sẵn: Vì nó chứa nhiều đường. Ngoài ra, thức uống làm mất nhiều vitamin và chất xơ của cam thông qua quá trình chế biến. Ngoài cam ra, người bệnh tiểu đường nên ăn thêm bưởi, quýt, các loại trái cây tươi khác, hạn chế tiêu thụ trái cây và rau quả sấy khô.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và nâng cao khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường, đừng chủ quan về các dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà hãy đi khám để được điều trị sớm.
Xem thêm:
Tiểu đường uống sữa đậu nành được không?
Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc người bệnh tiểu đường uống nước cam được không. Người bệnh nên có chế độ ăn uống phù hợp để có sức khỏe tốt và dành thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?