Uống mật ong có bị tiểu đường không?

Mật ong thường được dùng như một loại thức uống kết hợp có khả năng trị ho, sốt, hen suyễn, giảm nồng độ cholesterol. Về cơ bản, mật ong rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu uống mật ong có bị tiểu đường không, hãy cùng Gluzabet tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Uống mật ong có bị tiểu đường không?
Uống mật ong có bị tiểu đường không?

Xem thêm:

Tiểu đường có mấy tuýp?

Tiểu đường có ăn được chuối sáp không?

Các chất dinh dưỡng có trong mật ong

Để biết được câu trả lời cho vấn đề uống mật ong có bị tiểu đường không, trước tiên ta hãy tìm hiểu đôi chút về thành phần dinh dưỡng của mật ong. Mật ong là một chất lỏng đặc, màu nâu vàng, thu được từ ong mật và các loại côn trùng khác. Nguồn mật là mật hoa do ong thu thập, tích trữ và bảo quản. Ngày nay, mật ong chủ yếu được sản xuất thương mại trong các ngành nuôi ong, trồng cây và trồng hoa.

Mật ong cũng là thức ăn dự trữ của loài côn trùng này trong mùa đông – thời điểm khó kiếm thức ăn trong năm. Vị ngọt tự nhiên, tươi mát và hương thơm dịu nhẹ của mật ong khiến nó được con người và nhiều loài động vật ưa chuộng.

Phân tích các thành phần của mật ong, bao gồm: đường sucrose, nước, vitamin và khoáng chất,… Trong đó, khoảng 80% hàm lượng là carbohydrate và 20% còn lại là nước. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, mỗi muỗng canh mật ong nguyên chất cung cấp khoảng 60 calo và 17 gam carbohydrate.

Mật ong không chỉ cung cấp năng lượng, kích thích vị giác mà còn chứa nhiều vitamin C, sắt, axit folic, kali, magie, canxi,… rất tốt cho sức khỏe của bạn.Thực phẩm này cũng được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa và trì hoãn tổn thương tế bào. Mặc dù cung cấp một lượng dinh dưỡng tốt cho con người, nhưng lượng đường có trong mật ong khiến nhiều người thắc mắc liệu uống mật ong có bị tiểu đường không.

Nhiều người thắc mắc uống mật ong có bị tiểu đường không
Nhiều người thắc mắc uống mật ong có bị tiểu đường không

Công dụng của mật ong đối với sức khỏe

Đối với những người khỏe mạnh không mắc bệnh tiểu đường, sử dụng mật ong hàng ngày rất tốt cho cơ thể. Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hiệu quả một số loại bệnh tật.

Thành phần chính của mật ong là: đường fructose, glucose, lactose, kèm theo nhiều axit amin, nguyên tố vi lượng, enzym … Theo y học cổ truyền, nguyên liệu tự nhiên này có khả năng giúp ích khí, nhuận tràng, bổ dưỡng, đồng thời giúp hạn chế mệt mỏi, đặc biệt có công dụng giảm đau, giải độc. Tuy nhiên, nếu bạn bị nóng đờm, sưng tấy và khó tiêu thì nên tránh dùng mật ong.

Đối với người bình thường, sử dụng 2-3 thìa mật ong mỗi ngày là rất tốt cho cơ thể. Khi bị cảm, bạn chỉ cần dùng một ly nước chanh pha mật ong là có thể dễ chịu ngay lập tức. Công thức này cũng được coi là một cách giải rượu nhanh chóng tuyệt vời.

Nếu bạn bị ho, ngậm một ít mật ong cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Có thể thấy rằng mật ong có rất nhiều công dụng tốt, nhưng liệu uống mật ong có bị tiểu đường không?

Xem thêm:

Tiểu đường có uống được nụ tam thất không?

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Vậy uống mật ong có bị tiểu đường không ?

Uống mật ong có bị tiểu đường không? Câu trả lời là có thể.

Uống mật ong có bị tiểu đường không? Câu trả lời là có thể.
Uống mật ong có bị tiểu đường không? Câu trả lời là có thể.

Theo các chuyên gia, mật ong là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu. Nếu các bạn sử dụng quá nhiều và sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài kèm với một chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp và điều độ thì mật ong hoàn toàn có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường của bản thân bạn.

Để có lợi cho sức khỏe, bạn có thể sử dụng mật ong trong cuộc sống hàng ngày. Bạn nên uống ít hơn 5 ml mật ong mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn muốn phòng tránh bệnh tiểu đường thì nên kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp tạo ra một cuộc sống lành mạnh

Việc sử dụng mật ong không được khuyến khích cho những người béo phì thừa cân, người tiền đái tháo đường. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế tiêu thụ mật ong hơn, vì tính di truyền sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Người bệnh tiểu đường liệu có sử dụng mật ong được không ?

Có rất nhiều nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của mật ong và đường tinh luyện (sucrose) đối với lượng đường trong máu và insulin. Nghiên cứu cho thấy rằng trong 30 phút đầu lượng đường huyết trong máu ở người uống mật ong cao hơn so với người sử dụng đường saccharose nhưng lại giảm nhanh và thấp hơn trong 2 tiếng tiếp theo. Điều này được giải thích là do mật ong thúc đẩy quá trình sản xuất insulin tăng lên, insulin loại bỏ đường ra khỏi máu, nhờ đó mà lượng đường trong máu cũng giảm xuống.

Mật ong là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì vậy, theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống mật ong. Thay vào đó người bệnh tiểu đường nên uống mật ong với lượng ít (khoảng 1 thìa cà phê), cách xa bữa ăn, nên pha loãng với khoảng 200 ml nước, sử dụng mật ong nguyên chất không chứa các loại đường khác.

Uống mật ong có bị tiểu đường không? - Uống thế nào?
Uống mật ong có bị tiểu đường không? – Uống thế nào?

Một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý là rất quan trọng không chỉ với bệnh nhân tiểu đường mà tất cả mọi người đều cần. Mật ong là một thực phẩm tốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi cho. Vì vậy, người bệnh tiểu đường muốn sử dụng mật ong nên tham khảo kỹ ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ tốt và tránh nguy cơ gây hại.

Xem thêm:

Tiểu đường có uống được nước dừa không?

Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì?

Qua bài viết này, Gluzabet đã phần nào giải đáp thắc mắc ”uống mật ong có bị tiểu đường không” cũng như bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong được không. Hy vọng đây là một bài viết thực sự hữu ích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân tiểu đường!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời