“Uống thuốc tiểu đường có hại gan không?” Việc uống thuốc tiểu đường trong quá trình điều trị bệnh là một việc hết sức lưu ý, cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Cùng Gluzabet giải đáp thắc mắc này nhé!

Tác dụng không mong muốn của thuốc tiểu đường
Trên thị trường hiện nay có 2 dạng thuốc điều trị tiểu đường chủ yếu: Insulin dạng tiêm và dạng loại thuốc uống giúp kiểm soát đường huyết. Dạng thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn.
Tác dụng phụ của thuốc Insulin dạng tiêm
Khi sử dụng Insulin dạng tiêm cho bệnh nhân tiểu đường typ 1 (bắt buộc) hoặc tiểu đường thai kỳ thì tác dụng phụ thường gặp nhất là hạ đường huyết. Tình trạng này xảy ra khi sử dụng Insulin quá liều, người bệnh bỏ bữa ăn hay vận động quá sức. Biểu hiện khi bị tụt huyết áp: chóng mặt, run rẩy, vã mồ hôi, tim đập nhanh và da nhợt nhạt.

Bên cạnh đó, tiêm Insulin có thể gây tác dụng dụng phụ khác như:
- Tăng cân.
- Loạn dưỡng mô mỡ (mô mỡ tại vị trí tiêm có thể teo nhỏ hoặc phì đại).
- Dị ứng (biểu hiện phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người gây ngứa)

Tuy nhiên, tỷ lệ gặp các tác dụng phụ này khá thấp.
Tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường
Điều trị tiểu đường bằng thuốc cần duy trì trong một thời gian dài, dễ gây ra tác dụng không mong muốn trên gan, thận như suy gan, suy thận, tăng men gan… Ngoài ra, mỗi nhóm thuốc gây ra những tác dụng phụ khác:
-
Thuốc Metformin:
- Rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, có khi tiêu chảy.
- Miệng có vị kim loại.
- Dùng kéo dài gây sụt cân.
-
Thuốc nhóm Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl):
- Hạ đường huyết quá mức.
- Tăng cân.
- Phát ban.
- Rối loạn tiêu hóa.
-
Thuốc Acarbose:
- Rối loạn tiêu hóa (Do ức chế enzym của quá trình hấp thu đường).
- Suy giảm chức năng gan.
- Phát ban.
-
Thuốc Sitagliptin:
- Viêm đường hô hấp trên, nhất là viêm họng.
- Đau khớp.
- Ngứa, phát ban.
- Viêm tụy cấp (hiếm).
-
Nhóm ức chế SGLT2 – giúp tăng đào thải glucose, làm giảm nồng độ glucose máu (Dapagliflozin, Empagliflozin)
- Đi tiểu nhiều.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
-
Nhóm thuốc Thiazolidinedione:
- Phù nhẹ.
- Dễ gãy xương.
- Độc với gan, tim.
Sử dụng thuốc không tránh khỏi các tác dụng không mong muốn. Do đó, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp, giúp giảm tối đa tác dụng phụ.
Uống thuốc tiểu đường hại gan như thế nào?
Hầu hết các loại thuốc tiểu đường là thuốc tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dược, ngoại trừ nhóm Metformin (Glucophage), vì thế khi sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Một trong những tác dụng phụ khá phổ biến của nhóm Metformin là làm cho men gan của bệnh nhân tăng cao, tình trạng suy thận của người đang biến chứng thận diễn biến xấu đi. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ chuyển sang tiêm insulin để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, khi bệnh nhân dùng Metformin lâu dài có thể làm giảm lượng vitamin B12, tăng nguy cơ gặp các biến chứng thần kinh hoặc thiếu máu ở người tiểu đường. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin này để bổ sung cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nếu không có huyết áp cao, mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 – 2.5 lít nước để tăng cường thải độc cho gan, thận.
Cách sử dụng thuốc tiểu đường đúng cách
Người bệnh khi được kê toa thuốc tiểu đường, nên tin tưởng vào bác sĩ điều trị và dùng thuốc theo đúng liều và đúng thời gian quy định. Trong quá trình uống thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường nên báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn.
Khi bệnh nhân quên uống thuốc, cũng không nên cố gắng uống thêm liều vì có thể gây hạ đường huyết xuống thấp. Khi đó, bạn nên uống với liều bình thường và tốt nhất nên ghi chú và đặt chuông báo thức giờ uống thuốc để tránh tình trạng quên.
Sau khi làm rõ được câu hỏi “Uống thuốc tiểu đường có hại gan không?” bệnh nhân và người nhà có thể cân nhắc bổ sung thêm sữa Gluzabet.
Sữa tiểu đường Gluzabet với nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, Gluzabet là sản phẩm kết hợp sự nghiên cứu giữa chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ về ứng dụng công nghệ Enzyme hoạt hóa. Sản phẩm sữa được sản xuất từ dây chuyền công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Mỹ. Trên thực tế, nếu ai không mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn sử dụng sữa Gluzabet thì có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế tối đa tình trạng giảm đường huyết một cách hiệu quả.


Triệu chứng của bệnh tiểu đường ngày càng khó đoán vì có nhiều dấu hiệu rất dễ lầm tưởng sang một số bệnh thông thường, do đó Gluzabet tin rằng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp ích một phần trong quá trình tìm hiểu cũng như bảo vệ sức khoẻ của bạn đọc!
Mọi thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường và sữa Gluzabet được đăng tải lên website: https://suagluzabet.com.vn
Gluzabet xin chân thành cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?