Mục đích khi xét nghiệm đái tháo đường trong giai đoạn mang đầu để xác định xem mẹ bầu có mắc bệnh hay không. Chẳng may nếu trong lúc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn thì có ảnh hưởng gì đến sản phụ hay không? Và mẹ bầu phải và nên làm gì khi gặp tình huống này? Cùng nghe giải đáp từ Gluzabet nhé!

Xem thêm:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giá bao nhiêu?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32
Nguyên nhân gây tiểu đường trong giai đoạn mang thai
Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Nhưng khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc ngừng sản xuất, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và tạo thành nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người người mang thai.
Những trường hợp nào nên đi xét nghiệm trong thai kỳ
Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai nên đi kiểm tra định kỳ để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, xét nghiệm bắt đầu từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai thừa cân béo phì
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Tiền sử gia đình có bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là người thân sinh con đầu lòng
- Tiền sử sinh con cân nặng 4 kg trở lên.
- Tiền sử rối loạn đường huyết trước đây
- Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên
- Tiền sử có bất thường về sinh sản như thai chết lưu, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, dị tật thai nhi.
Trong quá trình xét nghiệm tiểu đường bị nôn có ảnh hường gì không?
Trong lúc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn, các mẹ thường lo lắng có ảnh hường gì đến em bé trong bụng không? Có nhiều trường hợp bà bầu cảm thấy buồn nôn sau khi uống dung dịch đường glucose. Một số mẹ thậm chí còn bị nôn ngay sau khi uống.
Trong khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn mà vẫn chưa lấy được máu đủ 2 lần để xét nghiệm, thì mẹ được xuất viện và quay lại trung tâm y tế vào một ngày khác để được kiểm tra lại. Thời gian tới, sau khi uống nước đường bà bầu có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành ổn định và đợi đúng giờ các mẹ bầu vào trong để lấy máu.
Một trong các nguyên nhân làm mẹ bị nôn có thể do dung dịch đường khá khó uống. Khi tiếp nhận quá nhiều dung dịch ngọt một lần, cơ thể mẹ sẽ phản ứng lại khiến thấy nôn nao khó chịu, dẫn đến buồn nôn.

Xem thêm:
Phương pháp xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ
Có hai phương pháp xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ:
Phương pháp 1: Phương pháp 2 bước
Bước 1: Mẹ uống hết 50g đường huyết trong vòng 5 phút, nhân viên y tế sẽ lấy máu 1 tiếng sau khi uống để đo đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết trên giá trị cho phép, mẹ nên quay lại làm xét nghiệm dung nạp đường huyết để chẩn đoán bệnh.

Bước 2: Xét nghiệm dung nạp glucose thường được thực hiện vào buổi sáng. Các mẹ bầu phải nhịn ăn từ 8 đến 14 giờ trước khi làm xét nghiệm. Nhân viên y tế lấy máu lúc đói để đo lượng đường trong máu. Sau đó, các mẹ được truyền 100 g glucose trong 5 phút và lấy máu đo đường huyết trong 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.
Phương pháp 2: Phương pháp 1 bước
Phương pháp này được thực hiện vào buổi sáng sau khi mẹ đã nhịn ăn từ 8 đến 14 giờ qua đêm. Nhân viên y tế sẽ lấy máu tĩnh mạch để đo chỉ số đường huyết lúc đói.
Sau đó mẹ sẽ uống dung dịch chứa 75 g glucose trong 5 phút, máu được lấy 1 giờ và 2 giờ sau khi uống. Trong quá trình làm thủ thuật, mẹ không được ăn uống đồ ngọt để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Mẹ bầu nên chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm
Để kết quả xét nghiệm tốt nhất cũng như tránh trường hợp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn, mẹ bầu nên chuẩn bị trước theo hướng dẫn của bác sĩ và sẵn sàng về tâm lý. Việc mẹ căng thẳng khi thực hiện kiểm tra cũng có thể dẫn đến xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn.
- Bước đầu mẹ không phải chuẩn bị gì, thai phụ ăn uống bình thường trước và trong ngày làm xét nghiệm
- Phụ nữ mang thai được hướng dẫn không ăn hoặc uống đồ ngọt 8 đến 14 giờ trước khi xét nghiệm
Phụ nữ mang thai nên hỏi bác sĩ cách thực hiện xét nghiệm đường huyết khi mang thai. Việc mẹ bầu có việc gì phải làm hay cần chuẩn bị những gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm cũng giúp mẹ bầu hạn chế được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả xét nghiệm.

Xem thêm:
Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền?
Gluzabet hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các mẹ bầu sẽ vơi đi nỗi lo lắng về việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn. Hãy giữ tâm trạng bình tĩnh và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?