Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào? là câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc. Nếu mẹ có nhiều nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra đường huyết ngay trong lần khám thai đầu tiên. Trong bài viết dưới đây, mẹ bầu có thể cập nhật thêm các thông tin về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào.
Xem thêm:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giá bao nhiêu?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ xảy ra do lượng đường trong máu cao hơn bình thường, thường chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai và biến mất sau khi sinh con. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu cao hơn bình thường vì cơ thể kháng insulin.
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhưng chủ yếu xảy ra từ tuần 24 đến 28. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một phần quan trọng của chăm sóc trước khi sinh.
Tất cả phụ nữ mang thai đều được kiểm tra ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố nguy cơ của thai phụ để xác định thai phụ nên làm xét nghiệm tiểu đương thai kỳ như thế nào và tần suất làm xét nghiệm.

Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào, mẹ bầu cần xem xét các triệu chứng thường thấy của căn bệnh này. Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng. Nếu các triệu chứng xuất hiện, thai phụ có thể sẽ bỏ qua chúng vì chúng tương tự như các triệu chứng mang thai điển hình. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên
- Cực kỳ khát
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- …
Mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nếu gặp nhiều hơn 2 triệu chứng trên và triệu chứng xảy ra ở mức độ thường xuyên hơn bình thường.
Quá trình làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Quá trình làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào? Nhiều bác sĩ sử dụng phương pháp tiếp cận hai bước, bắt đầu với nghiệp pháp thử thách glucose, tiếp đó là thử nghiệm dung nạp glucose. Thử nghiệm này có tính xác định thai phụ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không.

Xem thêm:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32
Nghiệm pháp thử thách glucose
Thử nghiệm dung nạp glucose
- Trước khi uống glucose, nhân viên y tế lấy máu thai phụ để đo đường huyết khi đói.
- Sau đó, thai phụ cần uống dung dịch gồm 100g glucose.
- Nhân viên y tế thực hiện đo mức đường huyết của thai phụ sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ.
Trong trường hợp kết quả đo đường huyết vượt quá tiêu chuẩn bình thường, thai phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như thế nào?
- Em bé phát triển lớn hơn bình thường, dẫn đến khó sinh.
- Đa ối – quá nhiều nước ối trong bụng mẹ, có thể gây chuyển dạ sớm hoặc các vấn đề khác khi sinh.
- Con sinh non – chưa đủ 37 tuần tuổi.
- Tiền sản giật – một tình trạng gây ra huyết áp cao trong thai kỳ và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nếu không được điều trị đúng cách.
- Bé sinh ra bị vàng da, hô hấp kém,…
- Một số trường hợp ghi nhận sản phụ bị thai lưu.
- Mẹ bầu có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Mặc dù hiện nay bệnh tiểu đường thai kỳ chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa và làm thuyên giảm tình trạng bệnh bằng nhiều cách khác nhau.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc giảm tác động của nó. Những thay đổi này bao gồm:
- Giảm cân trước khi mang thai
- Đặt mục tiêu tăng cân khi mang thai
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo
- Giảm kích thước khẩu phần thức ăn của bạn
- Rèn luyện thân thể thường xuyên

Xem thêm:
Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt?
Vitamin tổng hợp cho người tiểu đường
Kiểm soát chế độ ăn
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Protein nạc như thịt gà, cá
- Sữa ít béo
- Trái cây ít đường
- Rau xanh
- …

Trên đây là toàn bộ các thông tin tham khảo về quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào, triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh trong suốt quá trình mang thai. Gluzabet hy vọng mẹ có thể tìm được các thông tin hữu ích, hẹn gặp lại trong các bài viết bổ ích khác!
Có thể bạn quan tâm
Insulin là gì?
Thắc mắc 2023: Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?
Cách hạn chế tiểu đường thai kỳ không phải ai cũng biết
Người tiểu đường ăn gì để thanh lọc cơ thể sau Tết 2023?